Bà Lê Thị Lan Hương ở xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch đã chuyển đổi gần 2ha trồng cao su sang trồng tre lấy măng theo hướng hữu cơ, mỗi ha trồng 1.000 gốc, từ tháng 2 đến tháng 8 có thể cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng/ha.
Trồng 1000 gốc măng hữu cơ, mỗi hecta cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng
Cách đây khoảng 3 năm, chị Lê Thị Lan Hương (thôn Bàng, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), chuyển đổi gần 2 ha cây cao su sang trồng tre lấy măng Lục trúc. Nhà vườn đã áp dụng phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ, không sử dụng hóa chất, bồi bổ đất và đảm báo sức khỏe cho cây trồng. Gần 2 năm sau, những cây tre đã cứng cáp và khép tán là lúc cho những lứa măng đầu tiên.
Bà Lê Thị Lan Hương, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình
Mỗi ha đất trồng được 1.000 gốc măng, những gốc măng khi trưởng thành đâm chồi phát triển thành khóm tre với 20-30 cây, trung bình mỗi khóm tre cho thu hoạch từ 15-30 kg măng tươi. Măng được thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8, mỗi ha cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng.
Bà Lê Thị Lan Hương, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình
Quy trình canh tác của nhà vườn là dùng phân chuồng ủ hoai với men vi sinh để bón quanh gốc. Nhà vườn cũng không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ nên đã mang đến sản phẩm sạch cho người tiêu dung. Trong quá trình canh tác, nhà vườn không sử dụng các loại hóa chất,phân vô cơ…tác động lên cây tre nên cây sinh trưởng phát triển rất tốt, chưa phát hiện được sâu bệnh hại. Dưới gốc tre, đất đồi như được ủkins, không bị xói mòn và luôn có giun đất sinh sôi.
Ông Lê Thuân Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông- khuyên ngư Quảng Bình
Để xây dựng thương hiệu, chị Lê Thị Lan Hương đã thành lập doanh nghiệp là Công ty CP Đầu tư thương mại xây dựng Đức Thành. Công ty hiện đang thực hiện dự án trồng tre lấy măng trên diện tích khoảng 25 ha.
Chúng tôi cùng chị ra vùng đất đang thực hiện dự án. Những hàng tre đã bén rễ chạy thẳng hàng xiên chéo qua vùng đồi. Khoảng năm nữa là vùng dự án này có thu hoạch măng tươi.