Nước sông Hồng đang có xu hướng suy giảm do tình trạng hạ thấp của lòng sông. Trước thực tế này, ngành thủy lợi đã khảo sát và xác định những vị trí xây đập dâng trên sông Hồng nhằm chống hạn trong vụ đông xuân ở khu vực Bắc bộ.
Xây 2 đập trên sông Hồng: Hồi sinh những dòng sông “chết”
Nước sông Hồng đang có xu hướng suy giảm do tình trạng hạ thấp của lòng sông. Trước thực tế này, ngành thủy lợi đã khảo sát và xác định những vị trí xây dựng đập trên sông Hồng nhằm chống hạn trong vụ Đông xuân ở khu vực Bắc bộ.
Khảo sát của đơn vị chuyên môn cho thấy, chỉ trong 1 năm từ năm 2021 đến năm 2022, lòng dẫn sông Đà, sông Hồng đã tụt sâu xuống từ 1 đến 1,5m. Kéo theo đó là mực nước trên hệ thống sông này ngày càng hạ thấp.
Những con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Bắc Hưng Hải, sông Tô Lịch nay như một cái máng treo, vì không thể lấy nước từ sông Hồng. Nhiều công trình thủy lợi cũng không thể lấy nước phục vụ đổ ải vụ đông xuân dù nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm ở phía thượng nguồn đã vận hành xả tối đa để tăng cường nguồn nước cho hạ du.T
Trước thách thức đó, tại Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợithời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có nội dung nghiên cứu, xây dựng một số đập trên sông Hồng để điều tiết nguồn nước sông Hồng.
Xây đập trên sông Hồng là vấn đề rất lớn và hệ trọng
Không chỉ đối với đồng bằng sông Hồng mà còn liên quan đến an ninh nguồn nước của quốc gia. Do đó, cần phải có các nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện ở nhiều góc độ, từ văn hóa – xã hội; tài nguyên – môi trường đến thẩm mỹ đập trên sông hồng
xây dựng đập trên sông Hồng nếu có sự hiện diện của một số đập dâng trên sông Hồng, sông Đuống như ông đã nêu ở trên, thì nó sẽ giúp ích gì cho việc điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng? Và đi kèm với đó, chúng ta cũng cần giải những bài toán về quản lý và vận hành như thế nào để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với môi trường và dòng chảy vùng hạ du?