| Hotline: 0983.970.780

Xin ý kiến đại biểu Quốc hội về đánh thuế phân bón

Thứ Năm 14/11/2024 , 16:21 (GMT+7)

Nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Việc chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5% là nội dung có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường.

Bên cạnh đó, Chính phủ còn chưa nhất trí với dự thảo Luật sau tiếp thu, chỉnh lý về một số nội dung như mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng, quy định không phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào...

Báo cáo một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5% như được thể hiện tại dự thảo Luật và Báo cáo giải trình tiếp thu số 1035/BC-UBTVQH15 đã trình Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%. Ảnh: QH.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%. Ảnh: QH.

Tại phiên thảo luận tại Hội trường, đã có nhiều đại biểu phát biểu về nội dung này, trong đó đa số ý kiến thống nhất với dự thảo Luật và nội dung giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã hoàn thiện nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, bổ sung các số liệu và thông tin như đề nghị của đại biểu Quốc hội, thể hiện tại dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu. Nội dung này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ như thể hiện tại dự thảo Luật của Chính phủ.

Tuy nhiên, tại phiên thảo luận tại Hội trường vẫn có một số đại biểu Quốc hội chưa thống nhất về nội dung này, vì vậy Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội.

Liên quan đến nội dung này, nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết dù hai cơ quan soạn thảo và thẩm tra đã thống nhất, tuy nhiên, đây là vấn đề đại biểu quan tâm nên cần lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội. Để lấy ý kiến, cơ quan soạn thảo cần cung cấp đầy đủ thông tin cho đại biểu về thị phần phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu, tác động của chính sách, để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, nên có thêm các phương án, bởi có đại biểu đã có văn bản đề xuất mức thuế là 2%, cơ quan soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra xử lý thêm phương án này.

Vấn đề đánh thuế phân bón sẽ được đưa ra lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Tùng Đinh.

Vấn đề đánh thuế phân bón sẽ được đưa ra lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Tùng Đinh.

Cũng tán thành với phương án lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về mức thuế này, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm, không nên lấy phiếu là không đánh thuế, mà phải có đánh thuế 0%, 2% hoặc 5%, quan trọng là bảo vệ nền sản xuất phân bón trong nước. Ông phân tích hiện nay có 3 loại đối tượng: các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu và nông dân.

Tỷ trọng của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước hiện khá lớn, không đánh thuế nên các doanh nghiệp này không được hoàn thuế và vì vậy chi phí sản xuất lớn, không cạnh tranh được. Vì vậy phải đánh thuế để hoàn thuế cho doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất trong nước.

"Nếu lấy ý kiến thì đề nghị có đánh thuế và thuế suất bằng 0 thì vẫn hoàn thuế được và bảo vệ được sản xuất trong nước. Phương án 5% thì có nguồn thu, 5% đó Chính phủ, Quốc hội sẽ cấp lại cho nông dân. Nếu đánh thuế 5%, hoàn thuế cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, giảm giá thành và nông dân cũng được hưởng," Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói.

Xem thêm
Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Luật Thủ đô - Những chính sách đặc thù, vượt trội: [Bài 1] Làm rõ 4 quan điểm lớn

Luật Thủ đô tạo ra một hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm khai thác và phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của Thủ đô.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.