| Hotline: 0983.970.780

Mức thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón là khả thi nhất

Thứ Tư 17/07/2024 , 11:32 (GMT+7)

Nếu Quốc hội thông qua việc chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang chịu thuế, kịch bản với nhà nước, doanh nghiệp, nông dân sẽ ra sao?

Mức thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón tạo công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Mức thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón tạo công bằng giữa phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Chiều 16/7, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Tọa đàm “Thuế giá trị gia tăng với phân bón: Từ không chịu thuế sang chịu thuế 5%”.

Tọa đàm ghi nhận ý kiến của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia góp ý hoàn thiện chính sách để đạt được mục tiêu bảo vệ quyền lợi nông dân, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, hướng đến nền nông nghiệp “xanh, sạch, an toàn và bền vững”.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Ảnh: Minh Hà.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Ảnh: Minh Hà.

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam: Phân bón là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân, bởi phân bón chiếm từ 30-50% giá trị đầu vào sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy, quan điểm của ông Nguyễn Trí Ngọc, cần dứt khoát đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế GTGT. Bởi chính sách không chịu thuế hiện nay vừa bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nhập khẩu, vừa khiến nhà nước thất thu thuế mà nông dân cũng không được hưởng lợi gì.

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế. Ảnh: Minh Hà.

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế. Ảnh: Minh Hà.

Đồng tình với Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế Doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế, đã đưa ra các lí do như sau:

Áp dụng thuế là phù hợp với chủ trương và quan điểm chỉ đạo của Quốc hội là thu hẹp danh mục 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế.

Hơn nữa, đưa phân bón vào diện chịu thuế, là để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà nông, đứng trên quan điểm lợi ích tổng thể của nền kinh tế.

PGS.TS Lý Phương Duyên, Giảng viên cao cấp Khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính. Ảnh: Minh Hà.

PGS.TS Lý Phương Duyên, Giảng viên cao cấp Khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính. Ảnh: Minh Hà.

Là chuyên gia độc lập, PGS.TS Lý Phương Duyên, Giảng viên cao cấp Khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính, đồng tình với quan điểm đưa phân bón từ không chịu thuế sang chịu thuế bởi phù hợp với định hướng mở rộng cơ sở thuế do Chính phủ đưa ra.

Việc đưa phân bón vào diện chịu thuế một mặt chống xói mòn cơ sở thuế, ổn định số thu và công bằng hơn giữa hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu.

Theo PGS.TS Lý Phương Duyên, áp dụng mức thuế GTGT 0% sẽ khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào, đây là ưu đãi lớn nhất cho người tiêu dùng, ưu đãi cho cả doanh nghiệp, nhưng ngân sách nhà nước sẽ không có nguồn thu để khấu trừ. Do đó, mức thuế 5% ở thời điểm và bối cảnh này được cho là phù hợp nhất cho tất cả các bên.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu ra một số kịch bản khi áp thuế GTGT 5% với mặt hàng phân bón.

Theo đó, với doanh nghiệp, có cơ hội tiết kiệm chi phí sản xuất (vốn, vật tư, máy móc thiết bị…) do được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước có được thuận lợi là thúc đẩy sản xuất trong nước vì phân bón nhập khẩu sẽ phải chịu thêm 5% thuế GTGT.

Với người tiêu dùng, khi doanh nghiệp trong nước có cơ hội giảm chi phí sản xuất, giá bán có khả năng sẽ được giảm tương ứng.

Đáng chú ý, ông Hiếu cho biết, kịch bản áp mức thuế GTGT 5% nhà nước có thể tăng thu được trên 4.000 tỷ đồng.

Kết thúc buổi Tọa đàm, các đại biểu đều đồng tình với việc chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế sang chịu thuế GTGT.

Trong đó, mức thuế GTGT 0% được cho là vô cùng lí tưởng, nhưng xét tổng thể vấn đề lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và nhà nông, kịch bản mức thuế GTGT 5% được cho là khả thi nhất.

Xem thêm
Bệnh thối nhũn cải bắp và cách phòng trừ

Cải bắp là loại rau màu có giá trị kinh tế cao, dễ trồng và nhanh cho thu hoạch, tuy nhiên dễ bị các loại bệnh tấn công trong có có bệnh thối nhũn.

'Check in cùng bao cám, rinh quà về tay' cùng De Heus Việt Nam

De Heus Việt Nam mang đến minigame thú vị 'Check in cùng bao cám, rinh quà về tay' cùng De Heus Việt Nam nhằm tri ân khách hàng trên khắp cả nước.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.