| Hotline: 0983.970.780

Mưa lụt lịch sử tại Quảng Ninh: Thiệt hại lên đến 1.500 tỷ đồng

Thứ Năm 30/07/2015 , 08:14 (GMT+7)

Chiều 29/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chỉ còn mưa nhỏ, tuy nhiên, do bị ngập úng cục bộ nên nhiều nơi vẫn còn bị cô lập, lực lượng, phương tiện ứng cứu chưa thể tiếp cận.../ Quảng Ninh: Đã xác định 15 người chết

* Nhiều nơi vẫn bị cô lập

Thiệt hại nặng nề

Đã có 17 người thiệt mạng, 15 người bị thương, 6 ngư dân bị chìm tàu hiện chưa rõ tung tích, nhiều ngôi nhà bị đổ sập trong cơn mưa lũ lịch sử này tại Quảng Ninh. Tổng thiệt hại ước tính ban đầu là trên 1.500 tỷ đồng.

Tại TP Hạ Long, đã ghi nhận 15 nhà dân bị đổ sập hoàn toàn tại các phường Cao Thắng, Cao Xanh, Hồng Hà, Hồng Hải, Hà Khẩu. Về SXNN, TP Hạ Long có 50 ha lúa, hoa màu bị ngập úng, mất trắng 2,0 ha đầm nuôi trồng thủy sản, 1.030 con gia cầm bị lũ cuốn trôi, 6 cột điện cao thế và hạ thế bị đổ, hư hỏng hoàn toàn.

Tại huyện Vân Đồn, hơn 300ha nuôi hàu, tu hài, ngao bị nước ngọt xâm nhập (ngọt hóa) có nguy cơ thiệt hại hoàn toàn. TP Móng Cái hiện hơn 100 ha ao, đầm nuôi tôm bị ngập nước mưa khiến tôm bị sốc nước ngọt chết hàng loạt. Tại huyện Hải Hà có gần 20ha nuôi tôm, nhuyễn thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có hơn 880 lồng nuôi cá biển và một số loại nhuyễn thể khác cũng bị ảnh hưởng.

Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện còn 1 thôn của xã Dương Huy, TP Cẩm Phả, xe đặc chủng lội nước chỉ vào được một đoạn là phải dừng lại vì mực nước quá sâu.

Tuy nhiên, chính quyền vẫn giữ liên lạc được với những người bên trong, sẵn sàng tiếp cận ngay khi mực nước rút bớt. Ông Hậu yêu cầu, với những địa bàn đã tổ chức di dân, tuyệt đối không để quay trở lại nhà khi mực nước chưa rút hết. Nếu như để người dân quay lại, xảy ra thiệt hại về người, từng cá nhân liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý.

19-06-27_2
Nhiều khu vực hoàn toàn bị chia cắt

Thông tin mới nhất, nước lũ cũng đang cô lập hoàn toàn người dân thôn Bản Sen, xã Bản Sen (huyện Vân Đồn).

Sáng 29/7, trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đọc đã vào động viên, tiếp tế lương thực, nước uống, thuốc men… cho các hộ dân tại đây. CTV của NNVN tại Vân Đồn cho biết, tình trạng sạt lở, ngập nước tại đây vẫn hết sức nghiêm trọng. Mọi phương tiện, nhân lực, vật lực đều được huy động để khắc phục sự cố.

Hiện tại, một số nơi như Cao Xanh, TP Cẩm Phả nguy cơ sạt lở rất lớn. Đặc biệt, khu vực quanh mỏ than Mông Dương, nếu mưa lớn tiếp tục xảy ra, chắc chắn không tránh khỏi sạt lở.

Theo Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh, tại QL18, có 21 vị trí bị sạt lở mái taluy dương đoạn từ Km157+400 - Km172+800, cụ thể: tại Km157+400 (1.800 m3); Km157+500 (1.500 m3); Km158 - Km159 (1.800 m3); Km159+400 (400 m3); Km159+500 (500 m3); Km165+500 (400 m3); Km166+800 (300 m3); Km169+300 (20 m3); Km169+900 (300 m3); Km171+300, (250 m3); Km172+300 (50 m3); Km 172+800 (200 m3); một số vị trí sạt lẻ tẻ đoạn Km265+100 - Km270+300 (120 m3).

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quang Ninh cho biết, từ nay đến 3/8, mưa to vẫn sẽ tiếp diễn kèm theo gió giật mạnh. Lượng mưa trung bình ước đạt khoảng 400mm. Bên cạnh đó, biên độ lũ cũng sẽ tăng lên từ 2 – 3 m.

Tổng khối lượng đất đá bị sạt lở ước tính khoảng 9.500 m3; các vị trí đất đá sụt lở đã san gạt đảm bảo thông xe. Còn tại QL279, đất đá trôi tràn mặt đường tại Km2+500, Km3–Km3+380, Km8+200, Km8+600, Km9+000. Một số vị trí trong đoạn từ Km10+000–Km42+000 làm lấp rãnh dọc và bồi lấp thượng hạ lưu cống. Tổng lượng đất đá bị sạt lở ước ước tính gần 2.500 m3.

Khắc phục thiệt hại

Ghi nhận của PV NNVN chiều 29/7, QL18 đoạn qua đèo Bụt nước vẫn ngập sâu gần 2 mét. Tại khu vực mỏ than của các Cty than như Mông Dương, Cẩm Phả, Quang Hanh, Hà Tu, Hòn Gai… đường sá vẫn bị vùi lấp. Riêng Cty than Mông Dương, thiệt hại ban đầu có thể lên tới 300 tỷ đồng.

Tại Cẩm Phả, một số mỏ than lộ thiên bị sạt lở gây ách tắc giao thông, nhiều khu vực bị cô lập. Còn tại Cty than Hà Tu, mọi thứ gần như bị phá hủy. Tại Cty than Hòn Gai, than, xỉ thải gần như lấp kín mặt đường. 74 xe máy của các công nhân để tại lán của Cty bị vùi lấp hoàn toàn.

19-06-27_3
Nhiều tuyến đường, mặc dù nước đã rút nhưng giao thông di chuyển vẫn hết sức khó khăn

Sáng 29/7, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh chủ trì phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, bàn kế hoạch tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do trận mưa lớn lịch sử gây ra.
Lễ phát động sẽ chính thức được tổ chức vào sáng 31/7 tại Trung tâm Hội nghị TP Hạ Long. Mọi sự đóng góp ủng hộ xin gửi về Ban Cứu trợ tỉnh Quảng Ninh, số TK 3761 - MQHNS 9060953, Mã quỹ Tài chính: 91049.

Một điều đáng nói hiện nay là, hiện đường ống D800 của Nhà máy nước Diễn Vọng bị đứt gãy. Đây là tuyến ống chính phục vụ cấp nước cho hai TP Hạ Long và Cẩm Phả với lượng khách hàng trên 85.000 hộ. Ngoài ra còn phục vụ các khách hàng lớn như Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương, Xi măng Cẩm Phả với lượng tiêu thụ trên 140.000 m3 nước.

Ông Nguyễn Văn Thanh, TGĐ Cty CP Nước sạch Quảng Ninh cho biết, nguyên nhân là do mưa lớn kéo dài làm cho một lượng lớn đất đá bị trôi từ trên đồi cao xuống khiến 70m đường ống đứt gãy. Cty đã khẩn cấp tìm mọi biện pháp khắc phục, sửa chữa đường ống bị gãy đứt bằng cách bơm hút nước và bùn ở hố sau đó tiến hành sửa chữa.

Tuy nhiên do mưa lớn vẫn kéo dài cộng với đường ống nằm dưới moong nước sâu nên công tác khắc phục gặp rất nhiều khó khăn.

Trước mắt, đơn vị này sẽ thi công khẩn cấp một tuyến ống mới dài 920 m, cỡ D900, nhanh chóng đảm bảo việc cấp nước trở lại cho hai TP là Hạ Long và Cẩm Phả. Dự kiến, sẽ mất khoảng 5 – 8 ngày, sự cố sẽ được khắc phục hoàn toàn, đảm bảo cung cấp nước phục vụ khách hàng.

Ngoài ra, Cty sẽ tập trung sửa chữa, đấu nối lại đoạn ống 70 m D800 bị đứt gãy trong thời gian sớm nhất. Ngay trong ngày 29/7, các trạm bơm nội bộ, bơm nước dự phòng từ các giếng ngầm nội bộ của các đơn vị đã được huy động để cung cấp nước cho người dân. Các xe téc cấp nước sạch cho người dân cũng được sử dụng tối đa trong lúc chờ sửa xong đường ống.

Công tác khắc phục sự cố sẽ được huy động ở mức tối đa cả về nhân lực, vật lực, thi công 24/24h. Đơn vị này cam kết, đến ngày 5/8 sẽ hoàn thành xong việc lắp đặt tuyến ống mới.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm