| Hotline: 0983.970.780

Kiên quyết chống... hở

Thứ Tư 16/01/2013 , 10:35 (GMT+7)

Bộ VHTTDL sẽ kiên quyết với tình trạng hát nhép, đàn nhái, động tác và trang phục biểu diễn phảm cảm.

Bộ VHTTDL sẽ kiên quyết với tình trạng hát nhép, đàn nhái, động tác và trang phục biểu diễn phảm cảm trong biểu diễn nghệ thuật trong năm 2013.

Để quản lý hiện tượng này, Bộ VHTTDL đã ban hành Chỉ thị 65 ngày 14/04/2012, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP được ban hành ngày 5/10/2012 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Với hai văn bản pháp lý này, có thể thấy năm 2013 sẽ là năm Bộ VHTTDL quyết liệt xử lý những hiện tượng sai phạm trong nghệ thuật biểu diễn.

Năm 2012 là năm ngành nghệ thuật giải trí “dậy sóng” với nhiều scandal. Bộ VHTTDL đã mạnh tay với hiện tượng này. Có thể điểm qua rất nhiều những bất cập, sai phạm nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận thời gian qua với đủ các sai phạm về hát nhép; sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm; nghệ sĩ phát ngôn, hành động thiếu văn hóa; tình trạng các đơn vị biểu diễn “treo đầu dê bán thịt chó” lừa dối khán giả.


Ăn mặc phản cảm sẽ không còn "đất" hoạt động?

Dư luận chắc hẳn chưa quên việc ca sĩ Cao Thái Sơn hát nhép trong chương trình "Quà tặng tình yêu" tháng 6 được tường thuật trên VTV9 giữa thời điểm Bộ VHTTDL đang trình Nghị định 79 lên Chính phủ trong đó có việc cấm hát nhép, đàn nhái.

Cũng trong năm qua, những hình ảnh về các nghệ sĩ sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm tràn ngập nhiều trang mạng. Những ví dụ điển hình là các người mẫu như: Bebe Phạm, Hà Anh, Ngọc Quyên, ca sĩ như Thu Minh… Không kiểm soát, phát ngôn thiếu văn hóa, hành động phản cảm, trái phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam… đó là những từ dùng để miêu tả hành động hôn nhà sư trên sân khấu của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Chỉ từ tháng 4 đến hết năm 2012, riêng Thanh tra Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh đã xử lí 11 trường hợp vi phạm, trong đó có 2 cá nhân là ca sĩ Thu Minh (3,5 triệu đồng vì hành vi ăn mặc phản cảm); ca sĩ Cao Thái Sơn (4,5 triệu đồng vì hành vi dùng băng đĩa hay các phương tiện kỹ thuật khác thay thế giọng hát thật), còn lại đều là các đơn vị tổ chức biểu diễn có sai phạm...

Câu hỏi đặt ra là, những sai phạm đã liên tục được các cơ quan quản lý văn hóa “tuýt còi” nhưng dường như vẫn không hề giảm.

Kiên trì, quyết liệt

Kiên quyết chấn chỉnh, đưa hoạt động nghệ thuật biểu diễn đi vào đúng giá trị, Thanh tra Bộ VHTTDL đã đưa việc thanh kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm trên các lĩnh vực của ngành, trong đó có nghệ thuật biểu diễn vào nhiệm vụ đột phá của năm 2013.

Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, cho biết: Năm 2013, Cục đưa ra 11 giải pháp được coi là tính chất quyết liệt giải quyết những tồn tại gây bức xúc của lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Cụ thể như: Công khai hóa các văn bản thủ tục hành chính, các mẫu thực hiện, công khai các danh mục bài hát trước năm 1975; Kiên quyết thực hiện Chỉ thị 65; Cục cũng đề nghị các đơn vị đào tạo, giáo dục nghệ thuật cần đưa chương trình giáo dục trách nhiệm công dân, trách nhiệm của nghệ sĩ vào chương trình để các học viên, sinh viên có ý thức về trách nhiệm này ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước sát sao thực hiện Chỉ thị 65- Bộ VHTTDL về chấn chỉnh hoạt động nghệ thuật biểu diễn, kiên quyết xử lý các trường hợp đàn nhép, hát nhép, trang phục hở hang... trong đó, các đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập phải gương mẫu đi trước.

"Việc thực hiện Chỉ thị 65 và Nghị định 75 phải làm thường xuyên, quyết liệt, triệt để và kiên trì, phải có sự đồng tâm hợp lực của các cơ quan, ban ngành. Trong năm 2013, cứ 3 tháng Bộ VHTTDL sẽ giao ban một lần với các Sở, địa phương tổ chức nhiều sự kiện, thường có các vi phạm... Sắp tới, Bộ sẽ tiến hành tổng kết một năm thực hiện Chỉ thị 65 để đánh giá thuận lợi, khó khăn và hạn chế để tiếp tục thực hiện, đưa hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang vào nề nếp", Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn.

Đặc biệt, Bộ VHTTDL cũng đề nghị Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương xử phạt nghiêm túc với các trường hợp nghệ sĩ vi phạm Nghị định 79, các tờ báo lăng xê các nghệ sĩ không xứng đáng bằng các scandal.

"Năm 2013, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng sẽ tham mưu thành lập Hội đồng nghệ thuật ở 63 tỉnh thành cả nước. Khi có quy chế để Hội đồng này hoạt động thì có thể cương quyết loại bỏ các chương trình, nghệ sĩ vi phạm Nghị định 75 về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, nghệ thuật biểu diễn…", ông Chương nhận định.

Một vấn đề nữa là việc nâng cao năng lực của hệ thống cán bộ cấp phép các chương trình nghệ thuật biểu diễn, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay. Lần đầu tiên hiện tượng cấp phép bằng phong bì được lãnh đạo Cục Nghệ thuật Biểu diễn thẳng thắn thừa nhận và hứa sẽ kiên quyết ngăn chặn.

Ông Chương cho rằng: “Bên cạnh nhiều giải pháp quyết liệt thì việc chấn chỉnh hiện tượng cấp phép - nhận phong bì trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn phải được thực hiện đồng thời. Việc nhận phong bì sẽ khiến công tác quản lý bị buông lỏng”.

Cũng theo ông Chương, để công tác cấp phép được chính xác, minh bạch, thì thái độ nói không với phong bì cần kiên quyết thực hiện từ các Cục Nghệ thuật Biểu diễn đến các Sở VHTTDL địa phương.

Xem thêm
Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP Hồ Chí Minh.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Giành vé đi tiếp?

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trong khuôn khổ VCK U23 châu Á sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 20/4/2024 trên sân vận động quốc tế Khalifa. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm