Cây măng không những đem lại kinh tế hiệu quả cao, những gốc măng lục trúc ở Tân Yên, Bắc Giang còn góp phần vào việc giữ đất, bảo vệ môi trường cảnh quan.
Nông dân đổi đời nhờ trồng loại măng lục trúc có thể ăn sống được
Năm 2018 bà Dương Thị Luyện đã mạnh dạn khôi phục lại giống măng lục trúc để phát triển kinh tế, sau 6 năm cây trồng này đã đem lại hiệu quả kinh tế cho hợp tác xã và bà con nông dân.
Cây trồng này đã được hợp tác xã Măng Lục Trúc Lâm Sinh Ngọc Châu phát triển tại tỉnh Bắc Giang với quy mô trang trại nhỏ nhất là 2ha, lớn nhất với hơn 20ha, tổng diện tích lên đến hơn 120ha. Việc trồng theo chuỗi liên kết với bà con nông dân, giúp bao tiêu sản phẩm đầu ra, năm 2023 hợp tác xã đã có doanh thu hàng chục tỉ đồng.
Bà DƯƠNG THỊ LUYỆN - Giám đốc HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu
Động lực để phát triển cây măng là một sức sống kiên cường. Trải qua bao năm, cây măng đã mang lại nguồn kính tế ổn định cho bà con và cho hợp tác xã chúng tôi.
Đối với những người như chị Luyện chỉ cần nhìn vết nứt trên mặt đất là chị có thể xác định chính xác vị trí củ măng đã đủ tiêu chuẩn để thu hoạch. Những củ măng vừa mới nhú khỏi mặt đất sẽ là những củ măng có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất, và được xếp vào loại 1.
Vào mùa thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 10, trung bình mỗi khóm măng sẽ cho từ 40 đến 50 kg măng tươi với giá bán từ 20 đến 40.000/kg.
Bà DƯƠNG THỊ LUYỆN - Giám đốc HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu
Về sản phẩm măng lục trúc của chúng tôi, hiện bây giờ chúng tôi đang làm theo hướng hữu co và được cấp giấy chứng nhận hữu cơ. Sắp tới, chúng tôi cũng mong được các cấp quan tâm hơn nữa để có thể mở rộng nguồn nguyên liệu, tiến tới xuất khẩu.
Cây măng không những đem lại kinh tế hiệu quả cao, những gốc măng lục trúc còn góp phần quan trọng việc giữ đất, bảo vệ môi trường cảnh quan, là mô hình nông nghiệp tuần hoàn.
Hợp tác xã đã sử dụng lá làm thức ăn cho trâu, vỏ cây măng là thức ăn cho cá.
Từ năm 2019, sản phẩm măng lục trúc của hợp tác xã Lâm Sinh Ngọc Châu đã được cục sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và được công nhân là sản phẩm OCOP 4 sao.
Ngoài việc măng ăn sống được, măng lục trúc được chế biến thành các sản phẩm như măng tươi đóng gói, măng khô, măng ngâm tỏi ớt.
Ông DƯƠNG XUÂN SINH - Phó Giám đốc HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu
Từ khi khảo sát và làm, đến giờ này chúng tôi cảm thấy rất thành công, mang lại lợi ích lớn cho bà con vùng Tân Yên, Bắc Giang. Cải tảo không những mang lại lợi ích mà còn đem lại lợi ích về môi trường.
Là loại cây có sức sống và chống chịu tốt, quá trình canh tác hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu, các loại hóa chất, do đó người dân rất thuận tiện trong việc thu hoạch và canh tác.
Nhờ phát triển về diện tích trồng đến nay hợp tác xã đã có 29 thành viên tham gia, tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Người lao động có công việc ổn định với mức thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng.
Bà NGUYỄN THỊ THƠM - HTX Măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu
Tôi thấy trồng cây này nhàn hơn, lợi nhuận cao hơn, không vất vả như trồng lúa. Nhà tôi hiện tại cũng đã trồng rất nhiều, tôi sẽ gắn bó với cây này mãi mãi.
Một màu xanh trù phú đã được phủ lên vườn của người dân huyện Tân Yên, và măng lục trúc được người dân ví như cục vàng nằm dưới lòng đất giúp người dân xây lên ước mơ làm giàu. Hiện cây măng lục trúc đang là sản phẩm chủ lực của địa phương.
Bà ĐÀO THU PHƯƠNG - Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Sau 30 năm thích nghi và phát triển tại xã Ngọc Châu cây măng lục trúc của hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận đặc cách cây trồng địa phương, đó không chỉ là giấc mơ của những người nông dân như chị Luyện mà nó còn là niềm vui chung của người dân Tân Yên khi măng lục trúc được thị trường trong và ngoài nước đón nhận.