| Hotline: 0983.970.780

2 tàu cá Lý Sơn bị tàu TQ đâm vỡ đã mất liên lạc

Thứ Tư 14/05/2014 , 09:48 (GMT+7)

Dự kiến ngày 11/5, 2 chiếc tàu bị gây hại sẽ về đến Lý Sơn. Tuy nhiên đến nay, 2 chiếc tàu bị hại vẫn chưa thấy về, và từ đó mất đứt liên lạc với bờ. / Thêm 2 tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công

Sau khi tàu cá của mình bị tàu Trung Quốc đâm vỡ, phá hoại toàn bộ máy móc, cướp cả nhiên liệu và sản phẩm vào ngày 7/5, đến ngày 9/5, hai thuyền trưởng Dương Văn Giàu và Nguyễn Chí nhờ máy Icom của tàu bạn đang đánh bắt cùng ngư trường gọi về bờ báo cáo tình hình với chính quyền và gia đình.

Dự kiến ngày 11/5, 2 chiếc tàu bị gây hại nói trên sẽ về đến Lý Sơn. Tuy nhiên đến nay, 2 chiếc tàu bị hại vẫn chưa thấy về, và từ đó mất đứt liên lạc với bờ.

Sáng 13/5, vừa có mặt trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tôi tìm ngay đến nhà ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải để hỏi thăm tình hình 2 chiếc tàu cá của ông Dương Văn Giàu và Nguyễn Chí cùng ở thôn Tây, xã An Hải vừa bị tàu Trung Quốc gây hại như đã nói trên.

Ông Chinh lắc đầu, lo lắng nói: “Sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vỡ và phá hoại toàn bộ máy móc, cướp hết sản phẩm và nhiên liệu, 2 chiếc tàu của ông Dương Văn Giàu và Nguyễn Chí phải chạy mò đến 2 hôm sau (9/5) mới liên lạc được về bờ từ máy Icom của 1 tàu bạn đánh bắt cùng ngư trường Hoàng Sa.

Qua cuộc điện đàm hôm ấy, ông Giàu và ông Chí bảo là đang cho tàu chạy về, khoảng ngày 11/5 là đến Lý Sơn. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà từ đó đến nay tàu cũng không thấy vào bờ mà cũng không thấy liên lạc gì về cho gia đình và chính quyền địa phương”.

Theo chỉ dẫn của ông Chinh, tôi tìm đến nhà thuyền trưởng Dương Văn Giàu. Nghe hỏi chuyện chồng mình, chị Bùi Thị Phước Thạnh (37 tuổi), vợ anh Giàu, tiếp tôi trong tâm trạng hoang mang cực độ.

Chị Thạnh cho biết: “Tàu QNg-96417TS của chồng tui ra khơi vào 2 giờ chiều 24 tháng 3 âm lịch cùng với 12 thuyền viên. Mới đánh bắt được 15 ngày thì bị tàu Trung Quốc rượt, đâm đến vỡ tàu và cướp hết tài sản. Không còn máy định vị, máy dò nên chồng tui cứ cho tàu chạy mò. Hai hôm sau, đến ngày 9/5 mới gặp được tàu bạn nhờ máy Icom gọi về thông báo tình hình cho gia đình.

Cuộc trò chuyện qua điện đàm ấy rất ngắn, chồng tui không nói được gì nhiều. Cứ tưởng sau khi liên lạc chồng tui sẽ cho tàu chạy về, từ đó đến nay 3 mẹ con tui mong ngóng nhưng không thấy tin tức gì nữa”.

Theo lời chị Thạnh kể, anh Giàu đã theo cha đi biển từ năm 14 tuổi. Từ đó đến nay anh đã không biết bao nhiêu lần bị đụng độ với tàu Trung Quốc. Cách đây 14 năm, lúc con trai đầu của anh Giàu mới 3 tháng tuổi, anh Giàu đã bị Trung Quốc bắt khi đang hoạt động trên vùng biển của Việt Nam, bị tịch thu luôn tàu và giam người để đòi tiền chuộc.

Lần ấy chị Thạnh phải chạy vạy khắp nơi mượn cho ra 180 triệu đồng để chuộc chồng về. Sau chuyến ấy, anh Giàu hùn vốn với mấy anh em trong nhà đầu tư 900 triệu đồng đóng tàu khác đi làm. Nhưng làm ăn cũng không ngon lành gì, cứ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi miết.

“Mấy ngày qua, không chỉ có Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải mà cả Đồn Biên phòng Lý Sơn và Ban Chủ nhiệm Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi liên tục liên lạc với lực lượng tàu cá đang đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, thông báo tình hình 2 chiếc tàu của anh Giàu và anh Chí để họ tìm cách giúp đỡ”, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải.

“Rồi mới đây, đầu năm 2013, tàu của chồng tui cũng đang đánh bắt trên vùng biển của mình thì lại bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công, may mà chạy thoát. Sau đó 2 phiên biển, tàu của chồng tui lại bị tàu Trung Quốc chặn lấy hết máy móc, lương thực trên tàu bị chúng đổ hết xuống biển, tịch thu luôn 1 tấn hải sâm.

Không chỉ vậy, lần đó chúng còn dùng dùi cui đánh thuyền viên rất dã man. Bị đánh, đến giờ chồng tui vẫn còn đau (ho), phải thuốc thang liên tục mới có sức khỏe đi biển.

Lần này tiếp tục tàu bị tông nát, mất hết máy móc, đến giờ vẫn còn mất liên lạc. Mấy ngày nay tui có ngủ được đâu, cả 2 đứa con cũng vậy, hôm nào cũng ngóng tàu về mà không thấy tăm hơi gì.

Bị tàu Trung Quốc hại liên tục không làm ăn gì được, không biết khoản nợ vay đóng tàu 500 triệu đồng lấy gì mà trả”, chị Thạnh nghẹn ngào cho biết thêm.

Nghe mẹ kể chuyện buồn về cha mình, cháu Dương Thị Xuân Trường (10 tuổi) đang ngồi cạnh mẹ bật khóc rưng rức.

Rời nhà anh Giàu, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Chí, thuyền trưởng tàu QNg-96345TS cũng bị tàu Trung Quốc đâm vỡ cùng ngày với tàu anh Giàu. Không khí tại nhà anh Chí buồn bã không kém. Cháu gái con anh Chí bảo: “Mấy ngày nay không liên lạc được với ba, bà nội lo quá mới gọi mẹ về bên đó hỏi chuyện. Để cháu nhờ điện thoại gọi mẹ về”.

14-35-03_2-1
Chị Bùi Thị Mạnh (vợ anh Chí) âu lo mong ngóng tàu của chồng cập bờ

Ngồi trước mặt tôi, chị Bùi Thị Mạnh (34 tuổi), vợ của anh Nguyễn Chí không giấu được nét buồn thảm. Chị Mạnh kể: “Tàu của chồng tui ra khơi vào ngày 19 tháng 3 âm lịch thì bị tàu Trung Quốc gây hại. Hôm chồng tui điện về nói là tàu đã bị vỡ, máy móc trên tàu bị Trung Quốc cướp hết, còn bao nhiêu dầu trong tàu chúng cũng hút luôn.

Máy móc không có làm sao điều khiển được tàu, dầu cạn rồi thì không biết tàu chạy ra làm sao để tới bờ. Mấy ngày nay tui như người mất hồn”.

Sau khi thở dài, chị Mạnh nghẹn ngào nói tiếp: “Tàu của chồng tui bị Trung Quốc rượt đuổi miết, nhưng những lần trước chạy thoát được, lần này vì rất nhiều tàu tập trung vây hãm nên không thể chạy thoát. Mới năm ngoái, tàu của chồng tui đang nấp bão tại An Hải thì bị va đập vỡ toác, phải sửa chữa mất 180 triệu đồng. Tàu mới đóng 3 năm nay mà liên tục bị tổn thất không biết bao giờ mới trả nổi khoản nợ 400 triệu đồng”.

Xem thêm
Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm