| Hotline: 0983.970.780

Bình yên những cánh chim Giang Sen

Thứ Năm 19/03/2020 , 08:21 (GMT+7)

Giang Sen là loài lội nước có kích thước tương đối lớn, thuộc họ Hạc đã được xếp nhóm loài bị đe doạ tuyệt chủng trên thế giới.

Cách Hà Nội khoảng 150 km, vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Nam Định) nơi đây là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng diện tích tự nhiên xấp xỉ 7.100 ha, nơi đây là điểm đến quan trọng của nhiều loài chim di cư, đặc biệt là các loài chim nước.

Chim Giang Sen còn gọi là Cò lạo Ấn Độ tên khoa học Mycteria leucocephala một trong những loài chim quý hiếm trú chân tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ trong những năm gần đây.

Giang Sen có kích thước tương đối lớn, nặng khoảng 3,2 kg khi đã trưởng thành, hiện loài này được xếp nhóm bị đe doạ tuyệt chủng theo danh lục của IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) ngoài ra loài này cũng được xếp vào cấp V của Sách Đỏ Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của chim Giang Sen trưởng thành có bộ lông cánh sơ cấp, thứ cấp, độ dài sải cánh khoảng 1,7m, mỏ lớn màu vàng cam và chóp lông đuôi màu hồng cánh sen.

Giang Sen chưa trưởng thành lông ở cổ và lưng nâu nhạt, không có vòng đen ở ngực, mỏ vàng nhạt.

Chim sinh sống bầy đàn kiếm ăn ở những vùng nước có độ sâu thấp như hồ ao các vùng đất lầy thụt có cỏ, bờ sông, rừng tràm và cánh đồng trồng lúa. Chim làm tổ theo đàn trên cây cùng với các loài thủy cầm khác.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy có nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Đa dạng sinh học nơi đây phong phú với 161 loài cá, 220 loài chim tiêu biểu thuộc bộ Hạc, bộ Ngống, bộ Rẽ và bộ Sẻ, nơi đây cũng thường xuyên ghi nhận 9 loài chim bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu.

Thức ăn chủ yếu của Giang Sen gồm cá, tôm, ếch, nhái, côn trùng. 

Giang Sen trú ngụ tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ tại khu vực các bãi lầy, bãi bồi, đầm tôm sinh thái thuộc Cồn Ngạn, cồn Lu.

Mùa đông Giang Sen lại di chuyển trong cự ly ngắn đến những nơi ấm áp hơn trong phạm vi phân bố để tìm kiếm thức ăn và sinh sản.

Rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long cũng ghi nhận sự xuất hiện của loài này.

Giang Sen là loài có vùng phân bố tương đối rộng, có thể tìm thấy ở Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Do bị săn bắn cùng với tác động của việc canh tác trên đất ngập nước cũng như biến đổi khí hậu những năm gần đây, số lượng loài này đã suy giảm nghiêm trọng. Ghi nhận trên thế giới còn hơn 10.000 con.

Đoàn người hò reo đón cúp ASEAN Cup 2024 tại sân bay Nội Bài

Đoàn người hò reo đón cúp ASEAN Cup 2024 tại sân bay Nội Bài

Ảnh 18:48

15h5 chiều 6/1, đoàn xe đưa đội tuyển Việt Nam cùng cúp vàng ASEAN Cup 2024 ra khỏi sảnh VIP của sân bay Nội Bài trong tiếng hò reo của hàng trăm người.

Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper xuống đường mừng Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper xuống đường mừng Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Ảnh 03:21

Hà Nội Đêm 5/1, sau khi đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024, hàng ngàn người dân ở thủ đô đã xuống đường ăn mừng, trong đó có Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper.

Những chiếc thuyền đánh cá cuối cùng dưới chân cầu Long Biên

Những chiếc thuyền đánh cá cuối cùng dưới chân cầu Long Biên

Ảnh 16:20

Hà Nội Dưới chân cầu lịch sử hơn trăm năm tuổi Long Biên từng có một xóm chài sầm uất nhưng giờ do nhánh sông đổi dòng, cá tôm cạn kiệt, chỉ còn lại 5 thuyền.

Nhiệt độ giảm sâu, băng tuyết phủ kín đỉnh Fansipan

Nhiệt độ giảm sâu, băng tuyết phủ kín đỉnh Fansipan

Ảnh 10:59

Sáng nay, nhiều du khách đã được chứng kiến khung cảnh băng giá khi trời có nắng trên đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai).

Vườn lan 20 giống khoe sắc, ước thu 8 tỷ đồng dịp Tết

Vườn lan 20 giống khoe sắc, ước thu 8 tỷ đồng dịp Tết

Ảnh 15:01

Hà Tĩnh Năm thứ 2 ‘thuần hóa’ thành công các giống hoa lan hồ điệp trên vùng đất ‘chảo lửa túi mưa’, năm nay, anh Phạm Văn Huy ước thu về khoảng 8 tỷ đồng.

Hoa Tớ dày nhuộm hồng núi rừng Mù Cang Chải

Hoa Tớ dày nhuộm hồng núi rừng Mù Cang Chải

Ảnh 12:44

Yên Bái Giữa trời đông lạnh giá ở vùng non cao, những bông hoa Tớ dày đua nhau bung sắc thắm để nhuộm hồng núi rừng Mù Cang Chải.

Xem thêm