| Hotline: 0983.970.780

'Thiên la địa võng' quét sạch chim trời!

Thứ Hai 16/03/2020 , 10:35 (GMT+7)

Ông Quang (Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, Quảng Bình): “Bữa nay dùng loa điện phát đủ các loại tiếng chim trời. Chim tưởng có bạn sà xuống, thế là mắc lưới luôn”.

Chim trời mắc lưới.

Chim trời mắc lưới.

Lưới giăng vây bủa

Cũng lâu rồi, những người săn chim ngoài cách đặt bẫy truyền thống, họ còn nghĩ ra nhiều “chiêu độc" để tận diệt chim trời. Vây lưới như “thiên la địa võng”, dùng loa điện giả tiếng chim... là một trong những kiểu bẫy chim trời khá tinh vi hiện nay.

Hàng năm, cứ đến dịp cuối năm hay đầu năm, sau khi gặt vụ lúa hè thu hoặc đầu vụ đông xuân khi trời bắt đầu có mưa lớn thì chim trời xuất hiện nhiều. Sáng sớm hay chiều sẩm là lúc từng đàn chim trời lại sà xuống kiếm ăn trên những cánh đồng rộng lớn.

Đây cũng là lúc cánh thợ săn chim trời ở các xã Trung Trạch, Đồng Trạch, Hoàn Trạch, Thanh Trạch, Bắc Trạch, thị trấn Hoàn Lão (huyện Bố Trạch) và các xã quanh vùng phá Hạc Hải thuộc 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy mang đồ nghề đến những cánh đồng để bắt chim. Họ giăng lưới, “bày binh bố trận” trên các cánh đồng để bắt chim trời.

Bày bán các loại chim nhát, gà nước… 

Bày bán các loại chim nhát, gà nước… 

Thông thường, mỗi tấm khi giăng cao hơn 4m, dài hàng chục mét. Phần dưới tấm lưới được cuốn ngược lên khoảng nửa mét tạo nên đáy lưới. Khi chim bay vụt tới, đâm vào lưới và bị rơi xuống đáy lưới. Chim càng vùng vẫy thì càng bị đáy lưới quấn chặt lấy và thợ săn chỉ việc đến bắt chim bỏ vào bao mang về bán.

Ông Nguyễn Minh Quang, một người có thâm niên săn chim trời lâu năm ở thị trấn Hoàn Lão cho biết,  trước đây, những thợ săn chim thường đánh bắt các loại cò, cói, diệc… bằng phương pháp bẫy thủ công truyền thống như đặt các loại chim bằng mô hình hoặc chim mồi để dụ. Thấy dưới ruộng có đồng loại, tưởng yên bình, đám cò, diệc bay ngang qua sà xuống là dính bẫy.

Nay thì khác, nhiều người đã nghĩ ra nhiều chiêu "độc" khác khiến rất nhiều loài chim trời dù được đánh giá rất tinh khôn, cũng khó thoát.

“Đó là cách dùng lưới để giăng và dùng loa điện giả tiếng chim để dụ chim vào lưới” - ông Quang nói. 

Trên cánh đồng Vặc rộng hàng chục ha. Sát bờ ruộng là dãy lau sậy cao quá đầu người. Ông Quang bảo đó là nơi giăng lưới tốt nhất. Những tấm lưới trắng trong suốt khi giăng lên như được “tàng hình”. Mắt thường khó phân biệt được nếu không có những hàng cọc nâng lưới.

Ở giữa ma trận lưới tàng hình đó, ông Quang đặt những chiếc loa điện phát ra tiếng các loài chim. Tiếng “cóc, cóc” của cò, tiếng “quặc, quặc” của bầy diệc, trích hay tiếng  “khục, khục” của đám gà nước… đều có tất.

Ở mỗi vị trí, ông Quang xác định có thể loài chim nào hay đi qua để đặt loa cho đúng tiếng kêu. Sau khi giăng lưới, đặt loa, mọi người kéo nhau lên bờ hoặc đi xa hơn một chút, túm tụm lại hút thuốc để chờ đợi. Các loài chim, cò nghe tiếng kêu, tưởng đồng loại, sà xuống kiếm ăn và mắc ngay “thiên la địa võng” đã chờ sẵn. Với kiểu đánh bắt này, các loài chim lớn, chim bé, khó có con nào có thể tránh được.

“Chợ” chim bên đường rất đông người mua.

“Chợ” chim bên đường rất đông người mua.

Trò chuyện với những người có thâm niên trong nghề đánh bắt chim trời thì với “công nghệ" này chưa có chim nào thoát lưới. Ông Quang cũng cho biết, trước đây có hai loại là chim nhát và gà nước là khó bắt nhất.

Hai loại chim này cũng được săn lùng nhất để tuồn vào các nhà hàng. Nhát là loài chim rất tinh khôn, “nhát gan” nên trước đây giới săn chim đã thử dùng nhiều thứ bẫy truyền thống nhưng vẫn rất khó bắt. Vậy nhưng, hiện nay, với cách giăng lưới “tàng hình” và dùng công nghệ điện tử để dụ như trên thì loài chim nhát cũng không thể nào tránh khỏi bị mắc vào lưới.

“Nếu hôm nào trúng, thì cũng được vài chục con chim nhát, gà nước” - ông Minh bộc bạch.

“Chợ” bán chim trời không cố định. Tiện ở đâu thì người bán bày ra ở đó. Có khi ven đường, có khi là khu đất trống bên dãy phố. Người mua xúm đông. Ai ưa loại chim nào thì chọn loại đó…

Lúng túng việc ngăn chặn, kiểm soát

Đi dọc theo Quốc lộ 1A, qua cánh đồng của các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và Bố Trạch vào mùa săn bắt chim trời thì khó có thể đếm hết trận đồ bát quái lưới tàng hình mà cánh thợ săn giăng lên.

Trên cánh đồng còn “sót lại” (do đô thị hóa) nằm giữa tiểu khu 5, tiểu khu 10 và tiểu khu 8 (thị trấn Hoàn Lão - Bố Trạch), mới đếm sơ qua đã có 5 điểm giăng lưới đánh bắt chim trời.

Lưới giăng trên ruộng để bắt chim như tàng hình.

Lưới giăng trên ruộng để bắt chim như tàng hình.

Theo một thợ săn chim trời, thời công nghệ thông tin, dụng cụ để đánh bắt (gồm lưới, loa điện phát tiếng chim…) được quảng cáo công khai và bán nhiều trên mạng Internet.

Thậm chí để thu hút, hấp dẫn người mua, người bán dụng cụ bẫy chim còn làm những video quay chi tiết công dụng của tấm lưới “tàng hình” sắc bén mà không loài chim nào có thể tránh được; người mua có nhu cầu cứ thế đặt hàng và được giao tận nhà.

Vì mua dụng cụ đánh bắt quá dễ dàng như thế nên ngày càng có nhiều thợ săn chim trời hành nghề và xem đây như một công việc làm thêm lúc nông nhàn. Và một điều chắc chắn là những loài chim trời trên các cánh đồng ngày càng thưa vắng do kiểu đánh bắt tận diệt này.

Khi trao đổi chúng tôi về vấn đề chim trời bị tận diệt, một lãnh đạo của lực lượng kiểm lâm Quảng Bình cho biết, trước đây, lực lượng kiểm lâm có quản lý việc này nhưng theo quy định mới thì hiện nay kiểm lâm chỉ quản lý những gì thuộc về rừng, vấn đề chim, cò ở đồng ruộng không thuộc “điều chỉnh” của kiểm lâm.

Cũng với nội dung này, khi trao đổi với lãnh đạo một xã ở huyện Lệ Thủy cũng cho biết rất khó. Cái khó được giải trình là từ trước đến nay, họ chưa nhận được văn bản nào liên quan đến việc cấm đánh bắt chim trời.

“Nếu phát hiện có người dùng lưới bắt chim thì chúng tôi chỉ động viên người ta thôi chứ khó mà áp dụng biện pháp hành chính. Bởi chưa có hướng dẫn hay chỉ đạo nào nói về việc quy định cấm dùng lưới để đánh bắt chim trời” - ông Thành, cán bộ xã nói.

Vị cán bộ xã này cũng nói thêm, chính quyền địa phương được chỉ đạo ngăn chặn các hành vi đánh bắt thủy hải sản bằng xung điện, bằng thuốc nổ mang tính hủy diệt. “Do vậy, việc đánh bắt chim trời, đặc biệt là đánh bắt bằng lưới nên có các biện pháp ngăn chặn” - ông Thành nói thêm.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm