| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Việt Nam phát triển nền lâm nghiệp có trách nhiệm

Thứ Sáu 23/04/2021 , 18:09 (GMT+7)

Chiều 23/4, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị triển khai một số văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan phát triển lâm nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Hà Công Tuấn và Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Hà Công Tuấn và Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai Nghị định số 27/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050" và Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025".

Sau 15 năm thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển ngày càng tốt hơn. Năm 2020, tổng diện tích rừng đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, cơ cấu 3 loại rừng đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và an ninh môi trường.

Đến nay, kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2020 đạt trên 13,2 tỷ USD. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ở vị trí thứ 5 trên thế giới, thứ 2 Châu Á. Dịch vụ môi trường rừng thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững – trở thành một trong 10 thành tựu nổi vật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Do đó, "Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050" và Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025" cùng với Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn là những văn bản quan trọng tạo hành hang pháp lý, chính sách quan trọng cho lĩnh vực Lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn nêu rõ mục tiêu: "Đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỉ cây xanh, trong đó 690 triệu cây xanh trồng phân tán ở khu đô thị và vùng nông thôn; 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm phần nào bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu".

Ông nhấn mạnh, Thủ tướng đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, trong quá trình triển khai thực hiện chúng ta phải nâng cao được nhận thức, ý thức của người dân và cộng đồng, xã hội hóa trồng rừng, trồng rừng đi đôi với chăm sóc, kiểm tra để cây phát triển, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

Bên cạnh đó, xác định rừng là thành tố quan trọng trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng cục Lâm nghiệp tiên phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, trong đó chú trọng đặc biệt đến công tác giống lâm nghiệp.

Theo ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An, việc Chính phủ ban hành riêng một Nghị định chuyên đề cho giống cây lâm nghiệp là vô cùng cần thiết, bởi để phát triển kinh tế lâm nghiệp thì cần có chính sách chuyên biệt cho giống cây lâm nghiệp.

"Một trong những thành công của ngành nông nghiệp thời gian qua là do công tác giống nhưng làm giống lâm nghiệp còn khó hơn giống cây nông nghiệp gấp nhiều lần", ông Lâm nói.

Cụ thể là, giống cây nông nghiệp chỉ cần vài năm là có thể hoàn thành công tác khảo nghiệm để được công nhận giống nhưng với giống cây lâm nghiệp thời gian có thể phải tính bằng 10 năm, 20 năm, thậm chí là cả trăm năm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh việc Việt Nam phát triển nền lâm nghiệp có trách nhiệm. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh việc Việt Nam phát triển nền lâm nghiệp có trách nhiệm. Ảnh: Tùng Đinh.

Phát triển lâm nghiệp có trách nhiệm

Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh, trong đó 690 triệu cây xanh trồng phân tán ở khu đô thị và vùng nông thôn; 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm phần nào bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu".

Theo Thứ trưởng, Thủ tướng đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, trong quá trình triển khai thực hiện chúng ta phải nâng cao được nhận thức, ý thức của người dân và cộng đồng, xã hội hóa trồng rừng, trồng rừng đi đôi với chăm sóc, kiểm tra để cây phát triển, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, vấn đề quan trọng đối với lâm nghiệp hiện nay là phải bảo tồn và phát triển. Trong đó, làm thế nào để phát triển nhưng không ảnh hưởng đến bảo tồn và bảo tồn nhưng không phải đóng cửa để vẫn có thể phát triển.

Đối với Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025", Bộ trưởng nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của các lãnh đạo là làm thế nào để phát huy được nguồn lực. Có thể nói, từ ý tưởng tốt chúng ta sẽ tạo ra được nguồn lực. Nếu có một chính sách tốt thì các nguồn lực xã hội có thể đóng góp rất nhiều cho đề án 1 tỷ cây xanh này, không chỉ là tài chính mà còn có thể là tư duy, sáng kiến".

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, dù nguồn lực của Nhà nước còn có hạn cho hỗ trợ phát triển rừng nhưng nên có một tư duy mới, không phải chia đều chiếc bánh ngân sách mà làm sao cho nó nở ra để phục vụ mục tiêu phát triển, bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, với ngành lâm nghiệp nói chung, Bộ trưởng NN-PTNT cho rằng để thực hiện hiệu quả cần tìm phương án để giải quyết vấn đề nhân lực khi hiện nay đầu vào của các đơn vị đào tạo về nông nghiệp, cụ thể là lâm nghiệp đang gặp khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần truyền cảm hứng, xây dựng một hình ảnh tươi sáng, tiềm năng hơn cho nông nghiệp để thu hút được nhân sự trẻ cho tương lai.

"Chúng ta cần chứng minh với thế giới rằng, Việt Nam sẵn sàng để phát triển một nền lâm nghiệp có trách nhiệm, không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế mà còn các yếu tố xã hội, môi trường và hòa nhập vào tư duy phát triển chung của thế giới", người đứng đầu ngành NN-PTNT khẳng định.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Thủy lợi - nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Đồng Tháp Các hệ thống thủy lợi nội đồng giúp kiểm soát nguồn nước hiệu quả hơn, nhờ đó nông dân có thể canh tác 3 vụ lúa/năm với năng suất tăng 15% so với trước đây.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số

HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.