Ông Nguyễn Tiến Mạnh, PGĐ Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đồng thời là Thư ký Hội đồng tiêu hủy số tang vật trên cho biết: Vì ngà voi có kết cấu tương tự răng người, bên ngoài bọc một lớp men cứng chắc. Bởi vậy, nếu đưa ngà voi vào lò đốt thì sẽ rất tốn nhiên liệu và thời gian.

Đối với sừng tê giác, vì kết cấu của các mẫu vật này giống như tóc người. Bởi vậy, chỉ cần đưa vào lò đốt là số tang vật trên biến thành than.
Trước khi đem đi tiêu hủy, các chuyên gia của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) và Trung tâm Bảo tồn sinh thái (Đại học Washington – Hoa Kỳ) đã tiến hành lấy ngẫu nhiên các mẫu vật ngà voi và sừng tê giác để phân tích AND.
“Thông qua hoạt động phân tích, giải mã AND, chúng tôi sẽ biết số ngà voi và sừng tê giác trên có xuất xứ từ khu vực nào của Châu Phi. Đây là tư liệu quý giá giúp các cơ quan chức năng điều tra các tổ chức tội phạm buôn lậu động vật hoang dã xuyên quốc gia”, một Giáo sư thuộc Trung tâm Bảo tồn sinh thái (Đại học Washington) nói.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết: “Đây là hành động cụ thể và mạnh mẽ nhất của Chính phủ Việt Nam trong việc đấu tranh với tội phạm buôn lậu động vật hoang dã”.