| Hotline: 0983.970.780

Công an Thái Bình thông tin vụ bắt ông Lê Thanh Vân

Thứ Tư 10/07/2024 , 18:02 (GMT+7)

Ông Lê Thanh Vân bị bắt để điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Ông Lê Thanh Vân khi đang làm Đại biểu Quốc hội. Ảnh: Media Quốc hội.

Ông Lê Thanh Vân khi đang làm Đại biểu Quốc hội. Ảnh: Media Quốc hội.

Ngày 10/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Lê Thanh Vân, sinh năm 1964, trú tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, là Đại biểu Quốc hội khóa XV để điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự.

Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã phê chuẩn các quyết định, lệnh trên.

Đây là diễn biến trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Lưu Bình Nhưỡng và đồng phạm phạm tội Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi xảy ra tại tỉnh Thái Bình.

Công an tỉnh Thái Bình đang khẩn trương thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ; đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, thu hồi tài sản theo quy định pháp luật.

Cũng trong ngày 10/7, theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Quốc hội đối với ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, đại biểu Quốc hội khóa 15 (tỉnh Cà Mau), kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can.

Theo báo điện tử VnExpress, ông Lê Thanh Vân 60 tuổi, quê ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông là tiến sĩ Luật, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa 14 và 15. Ông là đại biểu Quốc hội 3 khóa liên tiếp 13-15.

Ông Vân từng có thời gian công tác tại Phòng chính trị, Lữ đoàn 299, Quân đoàn I. Tháng 1/2004, ông làm việc tại Vụ Công tác Đại biểu, Văn phòng Quốc hội, sau đó giữ các cương vị khác nhau tại Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rồi Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

Tháng 12/2014, ông được Ban Bí thư điều động, luân chuyển, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Sau đó một năm, ông trở về công tác tại Quốc hội với vị trí Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho đến nay.

Luật Tổ chức Quốc hội quy định đại biểu Quốc hội có quyền miễn trừ trong bộ máy hành chính Nhà nước. Cơ quan chức năng không được bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội (trong thời gian Quốc hội không họp).

Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, Quốc hội đã bãi nhiệm 3 đại biểu, cho thôi nhiệm vụ đại biểu với 10 người. Tổng số đại biểu Quốc hội khóa 15 hiện còn 486.

Xem thêm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, ngày 25/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Giải pháp trước mắt và lâu dài cho những làng hoa huyện Văn Giang

'Lúc các làng hoa ở huyện Văn Giang bị bão lụt tôi có gọi điện hỏi thăm rồi sau đó xuống các xã để động viên và giúp đỡ về mặt kỹ thuật'.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Mỏi mòn' chờ nước sạch: Đào 9 giếng khoan thì phải lấp 7 giếng

Nhiều hộ gia đình tại xã Đồng Ích (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đã bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để tìm nguồn nước trong thời gian chờ nước sạch về làng.

Bình luận mới nhất