| Hotline: 0983.970.780

Cử tri bức xúc với ô nhiễm môi trường

Thứ Năm 12/12/2019 , 11:13 (GMT+7)

Nhiều câu hỏi chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa về vấn đề ô nhiễm môi trường được đông đảo cử tri quan tâm.

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề "nóng" tại Thanh Hóa.

Sáng 12/12, tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa, khóa XVII, Nhiệm kỳ 2016-2021, các đại biểu chất vấn ông Đào Trọng Quy, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa, nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

Theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Thanh Hóa tại kỳ họp, toàn tỉnh hiện chỉ có 1/7 khu công nghiệp; 1/71 cụm công nghiệp có khu xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó, công tác thanh kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xử lý nước thải, rác thải hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Các đại biểu phản ánh, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hiện nay rất đáng báo động. Công suất xử lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương không đáp ứng nhu cầu. Hệ thống kênh Bắc thuộc sông Nông Giang – kênh chính đập Bái Thượng bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Tình trạng khai thác cát tại khu vực giáp ranh giữa huyện Quan Hóa và tỉnh Hòa Bình vẫn diễn ra khiến người dân bức xúc.

Trả lời các câu hỏi của đại biểu, ông Đào Trọng Quy cho biết, hiện nay Thanh Hóa đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng về công nghiệp nên không thể tránh khỏi những mặt trái.

Tại Khu kinh tế Nghi Sơn, dù chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng Bộ TN-MT và UBND tỉnh đều có tổ công tác đặc biệt. Nước thải thường xuyên được quan trắc, đạt tiêu chuẩn mới thải ra môi trường. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Thanh Hóa cần kêu gọi các nguồn vốn Trung ương, ODA để đầu tư các hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các làng nghề bị ô nhiễm, không còn cách nào khác là phải xây dựng các khu chế biến tập trung.

“Hiện nay, tình hình nước thải công nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn đang ổn nhưng chúng ta vẫn phải chịu ô nhiễm môi trường khói bụi và tiếng ồn. Các làng nghề, đặc biệt là chế biến thủy, hải sản tại Hải Thanh, Hải Bình huyện Tĩnh Gia ô nhiễm kinh khủng luôn. Kênh Nông Giang rất ô nhiễm. Khai thác cát khu vực giáp ranh Thanh Hóa, Hòa Bình vẫn xảy ra”

Ông Đào Trọng Quy, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Thanh Hóa trả lời câu hỏi của các đại biểu.

“Khai thác tài nguyên khu vực giáp ranh, hiện nay chúng tôi đã ký quy chế phối hợp với các tỉnh. Nếu họ quên chúng tôi sẽ đấu nối lại. Thanh Hóa có trên 4.000 cơ sở SXKD, doanh nghiệp. Trong khi đó lực lượng thanh tra Sở rất mỏng, mỗi năm chỉ thanh kiểm tra được gần 200 đơn vị, xử phạt hành chính trên 2 tỷ đồng/năm. Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của cả xã hội. Vì vậy, thời gian tới rất mong sự phối kết hợp của chính quyền các địa phương.

Ông Quy cho rằng, để giải quyết các vấn đề đại biểu kiến nghị chỉ còn cách xây dựng khu chế biến thủy hải sản tập trung, di chuyển các cơ sở chế biến ra đó. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước sinh hoạt trên kênh Nông Giang, ông Quy cho rằng, tương lai phải có đường ống kín từ huyện Thường Xuân về để lấy nước cung cấp cho các nhà máy nước sạch xử lý.

Ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, khẳng định tỉnh đang ở trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh. Tuy nhiên, không vì thế mà Thanh Hóa đánh đổi bằng mọi giá để tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững. Ông Chiến đề nghị, trong thời gian tới công an tỉnh cần vào cuộc quyết liệt và khởi tố một số vụ việc vi phạm về ô nhiễm môi trường để có tính răn đe cao.

Xem thêm
IFPRI hỗ trợ Bộ NN-PTNT xây dựng sàn giao dịch hàng hóa

Sáng 11/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tiếp và làm việc với đoàn Viện Nghiên cứu Chính sách thực phẩm quốc tế (IFPRI) do Tổng Giám đốc Johan Frans M.SWINNEN dẫn đầu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phát hiện rùa đầu to quý hiếm ở rừng Bắc Trà My

Rùa đầu to là loài động vật hoang dã cực kỳ quý hiếm có trong sách Đỏ vừa được phát hiện ở rừng Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Gác lửa rừng 'nóng'

Đồng Nai Mặc nắng nóng tới 40 độ C, những người ‘gác lửa’ rừng phòng hộ vẫn cần mẫn trực canh và tuần tra 24/24 giờ để bảo vệ bình yên cho rừng.