| Hotline: 0983.970.780

Đảng cầm quyền Campuchia chọn không ủng hộ phán quyết từ PCA

Thứ Sáu 24/06/2016 , 07:26 (GMT+7)

Đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia ra tuyên bố chọn đứng về phía Thủ tướng Hun Sen, không ủng hộ phán quyết sắp tới từ Tòa Trọng tài Thường trực.


Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Reuters.


Thông báo do đảng Nhân dân Campuchia (CPP) công bố ngày 22/6 nhắc lại nhiều bình luận của Thủ tướng Hun Sen trong bài phát biểu tuần trước. Theo đó, Campuchia là một "quốc gia độc lập" và "với tư cách là thành viên ASEAN, Campuchia tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề nội bộ, nguyên tắc đồng thuận... và coi ASEAN là một kênh ngoại giao trong hợp tác khu vực và quốc tế", Khmer Times đưa tin.

CPP nhắc lại quyết định của ông Hun Sen, không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết sắp tới từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc.

PCA được cho là sắp có phán quyết về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông trong đầu tháng 7. Giới quan sát nhận định phán quyết sẽ có lợi cho Manila.

"CPP phủ nhận cáo buộc cho rằng Campuchia cản trở ASEAN ra tuyên bố chung" về Biển Đông tại Côn Minh, Trung Quốc, hồi giữa tháng và trong năm 2012, CPP cho biết.

Các ngoại trưởng ASEAN, sau Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc ngày 14/6, ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động xây dựng ở Biển Đông. Văn bản này bị thu về chỉ vài giờ sau đó. Một số tờ báo dẫn các nguồn tin ngoại giao ASEAN cho hay Lào, Campuchia và Myanmar là những nước phản đối bản tuyên bố.

Trong khi đó, năm 2012 đánh dấu lần đầu tiên ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung khi họp tại Phnom Penh. Đây là năm Campuchia làm chủ tịch ASEAN.

CPP kêu gọi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, có thể giải quyết tranh chấp dựa trên cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Bắc Kinh từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.

Trung Quốc được cho là đang nỗ lực lôi kéo sự ủng hộ từ các nước trước khi PCA ra phán quyết về vụ kiện. Bắc Kinh không tham gia phiên xử và nói sẽ không công nhận bất cứ phán quyết nào.

(vnExpress)

  • Tags:
Xem thêm
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.