| Hotline: 0983.970.780

'Đặt cọc tiền để mua vắc xin Covid-19 hết sức rủi ro'

Thứ Sáu 06/11/2020 , 14:01 (GMT+7)

Phát biểu tại Quốc hội sáng 6/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói dịch bệnh sẽ kéo dài ít nhất cho đến cuối năm 2021, nhưng mua vắc xin Covid-19 rất khó.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nói: 'Mua vắc-xin Covid-19 rất khó khăn'. Ảnh: Trung tâm Báo chí Quốc hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nói: "Mua vắc-xin Covid-19 rất khó khăn". Ảnh: Trung tâm Báo chí Quốc hội.

"Ai cũng biết vắc xin là quan trọng nhất để phòng bệnh. Nhưng một vắc xin bình thường ít nhất là 5-10 năm mới khẳng định được có đạt tiêu chuẩn hay không”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông cho biết, hiện nay trên thế giới đang cấp tập sản xuất vắc xin Covid-19  với trên 150 ứng viên vắc xin, trong đó Việt Nam có 4 ứng viên. 32 vắc xin bắt đầu đến giai đoạn thử nghiệm trên người, trong đó có 10 vắc xin thử nghiệm vòng 3 (Trung Quốc 4 vắc xin, Mỹ 4 vắc xin, Nga có 1 vắc xin và Anh có 1 vắc xin”.

Trong 4 đơn vị nghiên cứu vắc xin tại Việt Nam hiện nay có hai đơn vị tương đối đi trước, dự kiến cuối năm nay bắt đầu thử nghiệm vòng 1 trên người.

“Có nghĩa là nếu nhanh nhất và thuận lợi cũng phải cuối năm 2021 - đầu 2022 mới sản xuất được”, Phó Thủ tướng nói.

Ông Đam cho biết thêm: “Mua vắc xin ở quốc tế cũng không kém phần khó khăn” bởi đây là vấn đề nóng toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới và Liên minh vắc xin Toàn cầu đã thành lập một chương trình gồm 92 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia với tham vọng có thể cung cấp vắc xin Covid-19 giá rẻ với khoảng 2USD/liều (mỗi người cần 2 liều).

Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ hy vọng lượng vắc xin đáp ứng được nhu cầu tối đa 20% số người trên thế giới. Đặc biệt hiện nay chưa có công ty sản xuất vắc xin nào tuyên bố bán vắc xin cho liên minh này (Việt Nam đương nhiên cũng tham gia liên minh này).

Theo Phó Thủ tướng, “chúng ta cũng đang làm việc với tất cả các đối tác, kể cả với Trung Quốc và Nga để mua trực tiếp từ các nước và doanh nghiệp sản xuất vắc xin. Nhưng việc mua vắc xin sớm không hề dễ”.

Lý do được ông Vũ Đức Đam đưa ra là “tất cả các công ty hiện nay đều trong tình trạng nhu cầu cao hơn năng lực sản xuất và đều chưa có gì là chắc chắn cả”.

Do đó Chính phủ tất cả các nước nếu muốn mua vắc xin từ các công ty thì phải đặt cọc hoặc trả tiền trước và rủi ro hết sức cao. Vì vậy giải pháp căn cơ nhất của Việt Nam vẫn là phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch và chung sống an toàn với dịch.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.