| Hotline: 0983.970.780

Đón chào 'người bạn đồng hành mới': Ngoại giao Nông nghiệp

Thứ Năm 21/12/2023 , 14:34 (GMT+7)

Sứ thần thời xưa mang về nghề thủ công. Đại sứ ngày nay cũng có thể mang về những mô hình, kiến thức, tinh hoa nông nghiệp của các đất nước đi trước về làm giàu cho làng quê và bà con nông dân...

LTS: Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng giới thiệu bài  tham luận của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tại Phiên toàn thể về Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 32 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, diễn ra sáng 21/12. Tựa do tòa soạn đặt. 

y lúa Vit Nam đã đi hc, trưng thành và thành đt. Và có th nói là bây giy lúa Vit Nam vinh quy bái t. Lời phát biểu của một Giáo sư về hành trình cây lúa bản địa luôn sẵn lòng học hỏi, hi nhp” với thế giới, tự tin về sản lượng, chất lượng, về hương vị thơm ngon khi sánh vai với các quốc gia có thế mạnh về lúa gạo, đã ít nhiều chuyển tải sự gắn kết chặt chẽ, mật thiết giữa ngành Ngoại giao với ngành Nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Phiên toàn thể về Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 32. Ảnh: Baoquocte.vn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Phiên toàn thể về Ngoại giao Kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 32. Ảnh: Baoquocte.vn.

Hay như sự kiện ý nghĩa vừa mới diễn ra tại tỉnh Hậu Giang. Theo dự định ban đầu, địa phương phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức Festival Ngành hàng lúa gạo. Và với hai từ quc tế, theo gợi mở của Thủ tướng Chính phủ, Festival ngay tức khắc được nâng tầm về chất lượng, quy mô, tầm vóc. Cây lúa, hạt gạo Việt Nam trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn với đối tác, bạn bè quốc tế.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng đến Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các đồng chí Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã nhiệt tình hỗ trợ giới thiệu, quảng bá cho Festival, gửi lời mời tham dự đến đại biểu khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ, cùng về với Hậu Giang, Việt Nam.

Triển khai Chỉ thị 15 về công tác Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, về tăng cường phối hợp liên ngành, đồng thời, cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ; tháng 8 vừa qua, Bộ Ngoại giao, Bộ NN-PTNT đã ký kết kế hoạch hành động về ngoại giao kinh tế thúc đẩy phát triển ngành Nông nghiệp.

6 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

- Mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá các sản phẩm.

- Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy các hình thức hợp tác mới.

- Truyền thông, quảng bá, phát triển thương hiệu nông sản.

- Nghiên cứu, tham mưu, thông tin hỗ trợ ngành Nông nghiệp.

Hiện nay, thông tin kết nối giữa hai ngành Ngoại giao và Nông nghiệp luôn được cập nhật nhanh chóng, liên tục và xuyên suốt, qua đa dạng các kênh trao đổi công việc. Tôi luôn trân trọng những chia sẻ, hiến kế từ các Đại sứ và cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. Những thông tin quý về nhu cầu nông sản ở các thị trường tiềm năng, về xu thế tiêu dùng thế giới, về các cam kết xanh toàn cầu, giúp cho cá nhân tôi và cơ quan chuyên môn của Bộ có thêm căn cứ quan trọng, để kịp thời ghi nhận, điều chỉnh, đáp ứng các chuyển động theo xu hướng mới của thế giới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho ông Bedu Ram Bhusal - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi Nepal trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho ông Bedu Ram Bhusal - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi Nepal trong khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Lần giở sử sách, không chỉ đại diện cho triều đình, đất nước, ngoài thực hiện nhiệm vụ bang giao, nhiều vị sứ thần Việt Nam còn chịu khó tìm tòi, học hỏi những nghề thủ công để về truyền lại nhân dân, rồi trở thành những vị t ngh được nhân dân thờ phụng.

Tại Thường Tín, Hà Nội, người dân vẫn tưởng nhớ Ông tổ nghề thêu chung của nhiều làng nghề thêu miền Bắc. Giai thoại lưu truyền, Tiến sĩ Lê Công Hành bị kiềm giữ nơi lầu cao, ở đó, ông đã tỉ mẩn dỡ từng đường chỉ thêu trên tấm nghi môn để tìm hiểu cách thêu và cách làm lọng. Sau khi về nước, ông đã đem nghề thêu về dạy cho dân làng Quất Động quê nhà, rồi dần phát triển đến các làng khác.

Sứ thần thời xưa mang về nghề thủ công. Đại sứ ngày nay cũng có thể mang về những mô hình, kiến thức, tinh hoa nông nghiệp của các đất nước đi trước về làm giàu cho làng quê và bà con nông dân chúng ta.

Ấn phẩm đặc san của Báo Thế giới và Việt Nam chào mừng Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, giới thiệu bài viết với tiêu đề rất đáng suy nghĩ: Mt thế gii đang chuyn mình”.

Ngoài kia gió đang thổi. Tư duy, góc nhìn, cách thức tiếp cận luôn rộng mở và tích hợp điều mới, theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, tương ứng với xu thế phát triển. Phải chăng, đã đến lúc, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, ngoại giao đa phương, đa kênh… đón chào ngưi bn đng hành mi”: Ngoi giao Nông nghip - Ngoại giao gắn với thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực - thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng?

Qua các dịp tham gia sự kiện đối ngoại, tôi ấn tượng sâu sắc với hình ảnh những lãnh đạo đứng đầu đất nước, địa phương say sưa, tự hào giới thiệu về từng trái quýt, quả nho. Hình như ở nhiều quốc gia, tư duy thị trường, tiếp thị, tư duy quảng bá, đối ngoại, không phân biệt giữa doanh nghiệp, nông dân hay bộ máy Nhà nước. Hình như không chỉ là thương mại nông sản, mà thông qua đó, là giới thiệu, quảng bá hình ảnh địa phương, hình ảnh đất nước. Thương hiệu quốc gia cũng có thể được kiến tạo từ cách tiếp cận hình ảnh nông nghiệp, nông sản của đất nước.

Các đại biểu quốc tế tham dự Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Quỳnh Chi.

Các đại biểu quốc tế tham dự Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Quỳnh Chi.

Và tự hào thay, nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ làng nghề nông thôn Việt Nam, vinh dự là quà tặng đối ngoại cấp cao, được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao tặng đến bạn bè quốc tế, gửi gắm thông điệp: Nông nghip Vit Nam: Hi t giá tr - Lan ta văn hóa”.

(Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Xem thêm
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm