| Hotline: 0983.970.780

Dùng nước sông Hồng để pha loãng ô nhiễm sông Tô Lịch

Thứ Hai 09/11/2020 , 13:47 (GMT+7)

Tại phiên họp Quốc hội sáng 9/11, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn về vấn đề ô nhiễm các lưu vực sông; khắc phục các tuyến đê sông, biển sung yếu.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) cho biết, ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của hàng triệu người dân, trong đó có Hà Nam. Đây là lần thứ 3 trong nhiệm kỳ đại biểu Thế chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

“Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm về giải pháp giải quyết tình trạng ô nhiễm của các dòng sông trên”, ông Trần Tất Thế nói.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, không chỉ riêng sông Nhuệ, sông Đáy mà nhiều lưu vực sông tên cả nước hiện nay đang đứng trước xu thế và tình hình ô nhiễm trong thời gian vừa qua vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Riêng lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo về nhận diện các nguồn thải đã được đánh giá.

“Riêng ở Hà Nội có khoảng 65% nguồn thải ô nhiễm hữu cơ, chủ yếu từ nước thải sinh hoạt thải ra các hệ thống sông của thành phố. Hiện nay, Chính phủ cũng như các địa phương đã đầu tư trên 20.000 tỷ thực hiện đầu tư các trạm quan trắc môi trường trên địa bàn như Hà Nội, Hà Nam. Riêng tỉnh Hòa Bình đã đầu tư để nạo vét sông cũng như trồng lại rừng đầu nguồn.

Bài toán quan trọng nhất hiện nay là kiểm soát nước thải sinh hoạt, còn hiện nay các khu công nghiệp và làng nghề tại địa phương của Hà Nội đã bắt đầu đầu tư các hệ thống xử lý nước thải và dự kiến khoảng năm 2021 thì một số công trình sẽ được hoàn thành”, ông Hà nói.

“Sắp tới sẽ phải điều tiết trạm bơm để bơm nước thải ô nhiễm sông Tô Lịch. Đồng thời vận hành cống Thanh Liệt, trạm bơm Yên Sở để đưa nước thải ra sông Hồng hòa loãng, cũng như hút nước sông Hồng để pha loãng tại các thời điểm sông ô nhiễm”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Còn về giải pháp lâu dài, Bộ trưởng cho rằng cần phải thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó khẳng định vấn đề chất lượng nước thải sẽ được kiểm soát.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Đại biểu Trần Tất Thế cũng đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghị quyết số 71 năm 2018 Quốc hội khóa 14 ưu tiên sử dụng kinh phí 10.000 tỷ đồng từ việc điều chỉnh vốn cho các dự án quan trọng quốc gia để bố trí kinh phí cho các dự án gia cố đê xung yếu. Thủ tướng đã có chủ trương xử lý cấp bách đê xung yếu và công trình dưới đê, vậy đến nay chủ trương này được triển khai đến đâu?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư đã tập trung xây dựng chương trình lâu dài để xử lý để đầu tư khắc phục các tuyến đê xung yếu từ Quảng Ninh đến Quảng Nam.

“Vừa qua, thực hiện Nghị quyết 797 của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao tổng cộng được khoảng 4.800 tỷ đồng để khắc phục các tuyến đê sông, đê biển xung yếu và các địa phương đang triển khai”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Xem thêm
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Từ 2025, CSGT có thể khai thác dữ liệu giám sát hành trình người lái xe

Điều 5 của Thông tư quy định việc kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.