Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường - Lòng tự trọng của người trí thức

KIỀU MAI SƠN - Thứ Bảy, 14/09/2019 , 14:10 (GMT+7)

Nức tiếng tranh khôi đoạt giáp với 2 bằng Tiến sĩ Quốc gia ở tuổi 22 (1932), Giáo sư - Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 -1997) là hình ảnh mẫu mực của người trí thức Việt Nam về lòng tự trọng và bảo toàn danh dự.

Danh dự của người trí thức

Trở lại thủ đô ánh sáng với kinh đô Ba-lê (Paris) một thuở, báo chí Pháp vẫn không ngớt lời tụng ca Luật sư Nguyễn Mạnh Tường là “thiên tài sinh nhầm thế kỷ”. Khi đó, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã 80 tuổi (1989). Được gặp gỡ nhiều bạn trẻ, thấy ai cũng thao thức về quê hương, đất nước, ông vui mừng và an tâm.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường.

Ông chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi được lòng yêu nước thôi thúc. Thế hệ ngày nay cũng được lòng yêu nước nuôi dưỡng. Chúng ta gặp gỡ trong tâm tình. Tôi chỉ xin cầu chúc các bạn: Hãy luôn sống đúng danh dự của người trí thức. Hãy vun trồng không nguôi lòng yêu nước và luôn nuôi dưỡng việc nghiên cứu và hướng nó về quê hương.

Một số học trò bên Pháp thấy ông đến già vẫn sống đạm bạc, đã ngỏ lời mời thầy ở lại nhưng ông từ chối: “Tôi là người trí thức Việt Nam, tôi có lòng tự trọng của mình. Tôi không thể vì miếng cơm, manh áo mà bỏ đất nước nghèo mà ra đi”.
 

Lòng tự trọng của người trí thức

Năm 1989 nhân dịp thọ 80 tuổi, cụ Nguyễn Mạnh Tường sang Paris theo lời mời của bạn bè Việt Nam và Pháp đi du lịch sang thăm lại nước Pháp …

Hồi ký của luật sư Nguyễn Mạnh Tường viết về thời gian này:

“Các bạn bè Việt - Pháp ở đây đã dành cho tôi một sự tiếp đón thật xúc động. Sau sáu mươi năm xa cách, tôi mới được thấy lại đất nước mà tôi đã được sống và học tập trong nhiều năm, đồng thời nhận được sự tiếp đón tế nhị và ân cần chăm chút của những trái tim vàng. Cái ước nguyện ôm ấp từ nhiều năm nay bây giờ mới được thực hiện. Thế là mãn nguyện”.

Ông đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trên vô tuyến truyền hình ở hệ thống TF1 và hai buổi diễn thuyết, một ở Clermont l'Hérault ở gần Montpellier.

“Sự kiện bất ngờ, không thể biết trước đã cuốn hút tôi và làm tôi xáo trộn cả đầu óc là các cuộc nổi dậy của quần chúng trong các nước Đông Âu. Nhiều nhà báo đã đến hỏi ý kiến của tôi về hậu quả của nó có thể xảy ra ở Việt Nam”.

Sau những ngày bên Pháp trở về, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã kể lại tại Câu lạc bộ Thời sự - Khoa học (53 Nguyễn Du – Hà Nội) cho những nhà trí thức và những học trò trong suốt 2 giờ đồng hồ về chuyến đi này.

Ông bà luật sư Nguyễn Mạnh Tường và học trò.

Trong đó có cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên tờ Le Monde – một tờ nhật báo lớn ra buổi chiều ở Paris. Nhà báo tập trung vào vấn đề chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và gắn với tình hình Việt Nam.

“Ngài thấy thế nào về cuộc khủng hoảng ở Đông Âu?”, phóng viên tờ Le Monde hỏi.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường trả lời: “Tôi là một luật sư, quen bào chữa, chứ không phải một công tố viên, quen lên án. Hơn nữa, ngụ ngôn Pháp có câu: Cú đá của con lừa (le coup de pied de l’âne) để nói về những kẻ hèn hạ thừa cơ người khác gặp khó khăn mà lợi dụng. Các ông đừng ép tôi làm con lừa ngu ngốc ấy”.
 

Tại phiên toà xét xử ông cố vấn Vĩnh Thụy

Chiều ngày 21/8/2009, bà Vũ Bảo Tuyên con gái của cụ Vũ Đình Hòe - Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục trong Chính phủ Lâm thời tháng 8 năm 1945, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp (từ tháng 3 năm 1946 đến năm 1960 khi Bộ Tư pháp giải thể) dẫn tôi đến nơi hai cụ đang cư trú thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Bậc công huân của đất nước vịn ghế bước ra, phong thái quắc thước, mái tóc bạc phơ phơ rung rung theo, thần thái tinh anh.

Tôi tới xin cụ kể cho một số kỷ niệm với GS.TS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh (1909 –2009) người trí thức nổi danh trong nền giáo dục hai nước Việt-Pháp từ những năm ba mươi của thế kỷ XX.  Là hàng cháu chắt, tôi giữ mãi ấn tượng về nụ cười hiền, tiếng nói vang và ấm của cụ Vũ Đình Hòe trong suốt câu chuyện.

- Có lần cụ từng kể, luật sư Nguyễn Mạnh Tường từng bào chữa cho ông Cố vấn tối cao Vĩnh Thuỵ tại Tòa án Quân sự. Sự việc này cụ thể ra sao ạ?

- Ông Vĩnh Thụy được Chính phủ, được Cụ Hồ giao công tác tham gia đoàn đi sang Trung Quốc để gặp Trung ương Đảng Quốc Dân Trung Hoa - Tưởng Giới Thạch. Nửa đường ông Vĩnh Thụy lợi dụng cơ hội tìm cách đi Hồng Kông, nửa đường không về nước, từ đấy liên hệ với phái viên của Pháp. Dần dà ông ấy chịu để Pháp lôi kéo đi ngược với đường lối đánh Pháp của dân ta, Chính phủ ta và Cụ Hồ.

Việc đưa ông Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy ra xét xử trước Tòa án, Chính phủ ta phải cân nhắc nhiều. Tôi lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên cũng được họp trong phiên Chính phủ họp bàn về xử vụ ông Vĩnh Thụy đào nhiệm. Chính phủ quyết định giao cho Tòa án xét xử theo đúng pháp luật, phải làm đàng hoàng đầy đủ thủ tục, có luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt.

Mấy tháng sau, Toà án quân khu III được thành lập do ông Lê Văn Chất làm Chánh án, ông Bùi Lâm làm Công cáo uỷ viên, một Hội thẩm chính trị là đại biểu quân đội, một Hội thẩm chuyên môn là ông Trần Đình Trúc - Thẩm phán do Giám đốc Tư pháp khu III phái sang. Hai luật sư cùng bênh vực cho bị cáo Vĩnh Thụy là ông Đỗ Xuân Sảng và ông Nguyễn Mạnh Tường.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (bên phải) cùng anh vợ - dược sĩ Tống Lịch Cường.

Bản cáo trạng buộc tội ông Vĩnh Thuỵ rất đanh thép. Sau khi đã thực thi đủ thủ tục pháp lý và bàn luận kỹ càng, Hội đồng xét xử đã ra phán quyết vắng mặt bị cáo: Tử hình đối với Nguyễn Vĩnh Thuỵ về tội phản quốc.

Chuyện xảy ra đã lâu, tôi chỉ còn cảm tưởng: Nói chung là ông Nguyễn Mạnh Tường đã làm đúng nhiệm vụ của người luật sư. Pháp luật của mình lúc ấy, cũng chưa được hoàn chỉnh. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đề nghị ghi vào bản án xử theo điều luật của nhiều nước trên thế giới là: Tử hình vắng mặt, khi nào bắt lại được can phạm thì sẽ mở lại phiên toà chứ không được thi hành cái án đã tuyên trước đó. Tòa án cũng đồng ý. Vụ án ông Vĩnh Thụy được xét xử thận trọng, nghiêm minh, được dư luận dân chúng, nhất là anh em trí thức hoan nghênh, ủng hộ.

“Bằng cách dốc toàn lực vào nghiên cứu, vào việc thực hiện những ý tưởng của mình, tôi đã hoàn toàn thỏa mãn về cuộc đời, vì mọi ước mơ của tôi đều đã thành đạt. Tôi mơ làm Giáo sư văn chương Tây thì tôi đã là Giáo sư. Tôi mơ trở thành Luật sư cãi những vụ nổi tiếng, tôi đã là Luật sư.

Tôi mơ một cuộc sống thật gần gũi người dân, nghề giáo và trạng sư đã giúp tôi cảm thông và sống được những nỗi niềm của người dân bình dị. Tôi mong được nhiều người thương thì đâu đâu cũng gặp tình cảm thân thương.

Việc tôi sang đây chứng tỏ hùng hồn tình cảm và sự giúp đỡ to lớn của các bạn trí thức dành cho tôi” - (GS Nguyễn Mạnh Tường).

KIỀU MAI SƠN (Kiến thức gia đình số 37)
Tin khác
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.

Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Tinh hoa làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Trên bia đá đền thờ tổ nghề chạm bạc Đồng Xâm có tuổi đời gần 600 năm ghi dấu ấn tinh hoa làng nghề và những điều răn dạy con cháu giữ nghiêm phép nghề.

'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc
'Hưng Hóa kí lược' - Một cuốn toàn thư về đất và người Tây Bắc

Nội dung của 'Hưng Hóa kí lược' có 12 đề mục, bao gồm đầy đủ nội dung truyền thống của một cuốn địa chí.

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’
Nhà thơ Đinh Nho Tuấn đoạt giải nhất ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’

Nhà thơ Đinh Nho Tuấn với chùm thơ về vẻ đẹp đô thị năng động và bao dung, đã được trao giải nhất cuộc thi thơ ‘Nhân nghĩa đất phương Nam’ năm 2024.

Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh
Nhà thơ xứ Nghệ có nốt nhạc mùa trong ký ức xanh

Nhà thơ xứ Nghệ Trần Quang Khánh chắt chiu cảm xúc những ngày quân ngũ và những năm dạy học để gửi gắm vào vần điệu chân thành và sâu lắng.

Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái
Vẻ đẹp núi rừng qua trang văn của tác giả dân tộc Thái

Vẻ đẹp núi rừng ở miền tây xứ Nghệ được tác giả Hữu Vi phác họa sinh động và quyến rũ qua tập truyện ngắn ‘Cái chết của bầy ong’.

Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm
Nhà văn Sơn Nam đã có thêm một khách tri âm

Nhà văn Sơn Nam đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, và chuyên luận ‘Khí chất Nam Bộ qua truyện Sơn Nam’ chứng minh rằng ông có thêm một khách tri âm nữa.