| Hotline: 0983.970.780

Góc khuất đằng sau các bom tấn chuyển nhượng

Thứ Ba 30/08/2022 , 11:07 (GMT+7)

Nhiều người ngạc nhiên vì việc Man Utd liên tục tăng giá hỏi mua, trước khi chốt thương vụ Antony với Ajax ở mức khoảng 100 triệu euro.

01gbdvgt4v4tzrrgjb3b

Antony sẽ là cầu thủ đắt giá nhất kỳ chuyển nhượng mùa hè 2022.

Đứng dưới góc nhìn của các đội dự V-League, hợp đồng Antony chuyển từ Ajax sang Man Utd có thể được nghi cho HLV Erik Ten Hag đứng giữa trục lợi. Mọi chuyện có vẻ rõ ràng, bởi nếu kiên định với việc chiêu mộ trò cũ, ông thầy này có thể tái hợp với Antony ngay từ đầu kỳ chuyển nhượng hè 2022, với giá chỉ khoảng 70 - 80 triệu euro.

Tuy nhiên, tờ Mirror (Anh) chia sẻ, rằng nguyên nhân sâu xa nằm ở đội bóng cũ của Antony - Sao Paulo. Khi đồng ý để Antony gia nhập Ajax với giá chuyển nhượng khoảng 14 triệu euro vào năm 2020, đội bóng Brazil đã gài điều khoản là sẽ thu thêm 20% số tiền thu được từ việc Ajax bán Antony trong tương lai.

Man Utd là đội đã gõ cửa đầu tiên, cũng là đội nhiệt tình nhất. Bản thân Antony cũng ý thức được việc phải để lại cho đội bóng Hà Lan số tiền lớn nhất có thể. Anh đã chủ động đề đạt vấn đề với Ajax từ hồi đầu năm 2022, và giữ vững lập trường ấy bằng cách từ chối ra sân tập trong 2 tuần qua.

Do không hưởng toàn bộ phí chuyển nhượng ngôi sao 22 tuổi mà phải san sẻ nó cho Sao Paolo, Ajax đã đòi bằng được 100 triệu euro, tính cả phụ phí từ Man Utd. Đội bóng Anh gần như không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp ứng đầy đủ, và biến Antony thành cầu thủ có giá cao nhất kỳ chuyển nhượng mùa hè năm nay.

Khoản phí Sao Paolo sẽ nhận vào khoảng 16,7 triệu euro. Nó còn tăng lên khi Sao Paolo nhận thêm một khoản nữa gọi là phí đào tạo. Có một chi tiết thú vị, là Sao Paolo cũng hưởng lợi từ việc Man Utd mua Casemiro từ Real Madrid, bởi tiền vệ người Brazil trưởng thành từ chính lò đào tạo Sao Paolo.

Liên quan tới việc kiếm lời cho đội bóng cũ, có lẽ hiếm trường hợp nào lằng nhằng như Philippe Coutinho. Theo như hợp đồng đã ký giữa đội bóng cũ của anh với Liverpool, Vasco da Gama sẽ hưởng 2,5% lợi nhuận từ thương vụ đội bóng nước Anh bán cho bất cứ đội bóng nào. 

Sự việc sẽ không có gì đáng nói, nếu như Liverpool không hưởng lợi lên tới 145 triệu euro khi bán Coutinho cho Barca. Chứng kiến việc này, Vasco da Gama cảm thấy ấm ức và đòi bằng được Liverpool một khoản tiền khoảng 4 triệu euro từ thương vụ này. Sau một hồi dằng dai, Liverpool chấp nhận móc hầu bao vì sợ đối phương đưa vụ việc lên FIFA.

Bóng đá thế giới ngày càng sặc mùi tiền bạc. Trong đó không thể không kể tới thương vụ đắt giá nhất lịch sử Neymar. Khi PSG chấp nhận chi đủ tiền phá vỡ hợp đồng giữa cầu thủ này với Barca, họ lách luật bằng cách mời Neymar ký hợp đồng làm đại sứ hình ảnh cho World Cup 2022, tổ chức tại Qatar.

Những tỷ phú Qatar chính là ông chủ PSG, và họ không ngần ngại hào phóng "bơm" 300 triệu euro cho Neymar để chồng đủ 222 triệu euro cho phía Barca. Số tiền còn lại, giới tài phiệt Qatar... thậm chí tặng luôn cho bố con nhà Neymar, coi như phí hoa hồng và cũng để tiện đường đi lại sau này.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm