| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội hỗ trợ ‘tam nông’ thực chất, trực tiếp và hiệu quả

Thứ Tư 28/09/2022 , 11:01 (GMT+7)

Từ năm 2021 đến nay, Thành phố Hà Nội đã giải ngân khoảng 1.700 tỷ đồng cho các cơ chế chính sách phát triển 'tam nông'.

Khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất

Tại hội nghị Bí thư Thành ủy đối thoại với nông dân thủ đô năm 2022, đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành của Thành phố đã thảo luận, góp ý để xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển “tam nông” thực chất, trực tiếp và hiệu quả.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội trao cúp và bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho các nông dân tiêu biểu vào sáng 28/9.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội trao cúp và bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho các nông dân tiêu biểu vào sáng 28/9.

Trước kiến nghị của ông Nguyễn Xuân Huy, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín về việc chính quyền địa phương là cầu nối trung gian, hỗ trợ thủ tục pháp lý để người đầu tư và người có đất hợp tác, tích tụ đất đai sản xuất quy mô lớn, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu cho biết: Vừa qua, một số nơi trên cả nước, chính quyền địa phương đứng ra thuê đất của nông dân rồi cho doanh nghiệp thuê lại làm dự án. Tuy nhiên, điều này không đúng và không phù hợp với quy định pháp luật về đất đai hiện hành.

“Nhà nước khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh”, ông Mỹ nói.

Nhiều nông dân cũng mong muốn được ký hợp đồng thuê đất công ích 5% do UBND xã quản lý với thời hạn lâu hơn, thay vì tối đa 5 năm như hiện nay để an tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, ông Bùi Duy Cường – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường cho rằng, đất công ích 5% hình thành do các địa phương trích lại 5% tổng diện tích đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công ích.

Bởi vậy, trong thời gian chưa sử dụng công ích thì UBND cấp xã được tổ chức đấu giá cho thuê 5 năm với mục đích nông nghiệp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng để trồng cây, nuôi trồng thủy sản. Với đề nghị của bà con được kéo dài thời hạn sau 5 năm, thực tế theo quy định của Luật thì chưa cho phép.

6 nghị quyết hỗ trợ tam nông

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà khẳng định, những năm qua, HĐND thành phố cùng với UBND thành phố nghiên cứu, xây dựng và ban hành 6 nghị quyết hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Tuy nhiên, người nông dân được trực tiếp hưởng thụ chính sách chưa lớn. Từ năm 2021 đến nay, thành phố đã giải ngân khoảng 1.700 tỷ đồng cho các cơ chế chính sách này, nhưng chủ yếu giải ngân cho công tác dồn điền đổi thửa, kiên cố hóa kênh mương.

Thời gian tới, HĐND thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với UBND thành phố rà soát lại các chính sách để hoàn thiện các chính sách nhằm nâng cao hỗ trợ cho “tam nông” một cách thực chất, trực tiếp và hiệu quả.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, cuộc đối thoại đã đạt yêu cầu đề ra và có tính xây dựng cao.

Ông đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tập trung thực hiện tốt 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, phải tuyên truyền, quán triệt định hướng lớn về thực hiện chính sách “tam nông” trong giai đoạn hiện nay là: "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Hội Nông dân thành phố xây dựng “Đề án nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi và hỗ trợ nông dân khởi nghiệp giai đoạn 2023-2025”, trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt triển khai thực hiện.

Qua đó, giúp cho phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, nhất là xây dựng lực lượng nòng cốt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trở thành những nông dân chuyên nghiệp, những hạt nhân dẫn dắt cho phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn...

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng nêu rõ, đích đến cuối cùng và quan trọng nhất của Chương là nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, ông Đinh Tiến Dũng kêu gọi nông dân thủ đô, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp tiếp tục phát huy đoàn kết, sáng tạo, đồng thuận, để cùng nhau xây dựng nông thôn Thủ đô khang trang hơn, giàu đẹp hơn, văn minh hơn và hướng tới các tiêu chí đô thị.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Trữ nước ngọt cho mùa khô

Tiền Giang Để chủ động sản xuất trong mùa khô, ngành chức năng và người dân tỉnh Tiền Giang bắt tay vào công tác tích trữ nước ngọt và các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.