| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội trong ngày hội đánh giá OCOP toàn dân

Thứ Tư 30/12/2020 , 14:52 (GMT+7)

Lần nào đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP ở Hà Nội đều như một ngày hội vì màu sắc của sản phẩm thật tươi còn mặt người thì hớn hở.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Cái hội trường Thành ủy Hà Nội bình thường vốn mênh mông là thế chẳng mấy chốc đã trở thành chật chội trong kỳ đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày 30/12 này bởi sự góp mặt của vô vàn hàng hóa từ các quận, huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Trì, Quốc Oai, Đông Anh, Mê Linh, Tây Hồ, Long Biên, Ba Đình, Ứng Hòa, Thanh Xuân, Đống Đa, Hà Đông, Thanh Oai, Sóc Sơn, Thường Tín, Phúc Thọ, Hoài Đức, Thạch Thất và Đan Phượng.

Người ta nói cười, chỉ trỏ, sờ nắn vào các sản phẩm, hỏi han chủ thể, bình luận rôm rả và nếu được khen nhiều thì mặt ai nấy cũng lộ rõ vẻ tự hào. Không tự hào sao được khi sau bao công sức bỏ ra cho “đứa con tinh thần” của mình đi thi lại nhận về kết quả xứng đáng?

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Đợt 2 năm 2020, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội và hội đồng OCOP các quận, huyện đã tiếp nhận tổng số 443 hồ sơ của 96 chủ thể có sản phẩm tham dự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của 18 quận, huyện.

Qua rà soát, kiểm tra hồ sơ có 419 hồ sơ của 93 chủ thể đủ điều kiện, còn lại 24 hồ sơ chưa đủ điều kiện đánh giá phân hạng lần 2 năm 2020. Tổ tư vấn đã hướng dẫn các chủ thể về tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để tham gia đánh giá, phân hạng ở các đợt tiếp theo.

Theo ông Nguyễn Văn Chí-Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đợtt 2 đến nay đã đánh giá, phân hạng cho 424 sản phẩm dự thi của 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố trong đó  phân hạng 3 sao 111 sản phẩm; 4 sao 310 sản phẩm; tiềm năng 5 sao 3 sản phẩm.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Còn ông Hoàng Chí Lượng-Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất-nơi có nhiều sản phẩm OCOP nhất của thành phố với 122 sản phẩm thì phấn khởi cho biết được công nhận OCOP cũng chỉ là khởi đầu.

Về sau các chủ thể cần thay đổi tư duy, công nghệ để nâng tầm sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và quan trọng hơn tạo ra hàng hóa sạch cho xã hội, bảo đảm sức khỏe con người. Giai đoạn 2021-2025 huyện Thạch Thất sẽ phấn đấu đạt 300 sản phẩm OCOP.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Tự hào sản phẩm OCOP. Ảnh: NNVN.

Trước đó, ở đợt 1, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 329 sản phẩm OCOP. Như vậy, tính lũy kế cả giai đoạn 2019-2020, Hà Nội có 1.054 sản phẩm OCOP, hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra trở thành địa phương tiêu biểu trong toàn quốc. Không làm theo phong trào mà đi sâu vào kiểm soát chất lượng, đặc biệt là ở ngành thực phẩm.

Theo báo cáo kết quả kiểm nghiệm 172 sản phẩm OCOP của Hà Nội do Công ty TNHH Công nghệ NhoNho thực hiện thì cả 172 sản phẩm đều đạt yêu cầu theo quy định.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm