| Hotline: 0983.970.780

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Vườn vải nổi tiếng nhờ 'cây vải Bộ trưởng'

Thứ Tư 14/06/2023 , 10:45 (GMT+7)

Từ ngày Bộ trưởng Lê Minh Hoan về chọn cây vải, gắn biển, vườn vải hữu cơ của ông Vũ Văn Mến ngày nào cũng nườm nượp người đến mua, tham quan.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm mô hình vườn vải du lịch sinh thái tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngày 4/6. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm mô hình vườn vải du lịch sinh thái tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngày 4/6. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cây vải Bộ trưởng

Tại huyện Lục Ngạn, ông Vũ Văn Mến, Tổ trưởng Tổ hợp tác Sản xuất vải thiều theo hướng hữu cơ xuất khẩu ở thôn Đồng Giao (Quý Sơn), tự hào kể về việc Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan đã đặt biển sở hữu một cây vải theo mô hình "Cây vải vườn nhà" tại vườn một gia đình trong tổ sản xuất.

Tổ sản xuất này còn được nhiều cán bộ tỉnh Bắc Giang đặt mua cây. Vải sau khi chín đạt độ ngọt và thơm ngon nhất, người mua có thể lên vườn tự tay thu hái quả.

Như nhiều hộ trồng vải khác ở Lục Ngạn, vườn vải của Tổ sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường Trung Quốc, còn một phần đi các thị trường cao cấp hơn như Nhật Bản, EU, song số lượng còn hạn chế. Theo ước tính của ngành nông nghiệp Lục Ngạn, khoảng 90% vải thiều, vải u hồng, vải lai Thanh Hà, đều xuất sang thị trường Trung Quốc. Do nổi tiếng nhiều năm, nên hầu như các vườn vải chất lượng, đều được thương lái Trung Quốc sang đặt cả vườn từ đầu vụ.

Từ ngày Bộ trưởng Lê Minh Hoan đặt mua cây vải, vườn của Tổ sản xuất đông khách hẳn. Ngày nào cũng có các đoàn đến tham quan, có thương lái tới hỏi mua.

“Chúng tôi rất bất ngờ khi thấy Bộ trưởng Lê Minh Hoan chọn đúng cây vải có tán to, cành khỏe, quả đều. Thế này thì không kém gì dân trong nghề chúng tôi. Nhiều người tới đây xin chụp ảnh lắm, ngày nào cũng thế”, ông Mến nói.

Cây vải thuộc sở hữu của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.

Cây vải thuộc sở hữu của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.

Tâm sự thêm về cây vải hữu cơ, ông Mến cho rằng đây là hướng đi cần thiết, bởi “trước hết sẽ bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình”.

Quả vải từ cây của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hay từ những cây vải khác được chăm sóc hữu cơ, sẽ cho quả chất lượng hơn nhiều so với cây bón bằng phân vô cơ.

“Thử bóc quả vải ra, sẽ thấy ngay cùi trong vắt. Quả vải không bị ra nhiều nước, dính tay lúc bóc. Ngược lại, bón bằng phân vô cơ thì cùi đục, quả vải ra nhiều nước”, ông Mến cho biết.

“Phù thủy vườn vải” kể rằng vài năm trước, mùi thuốc trừ sâu hóa học gây ô nhiễm khắp nơi. Lục Ngạn khi ấy gần như không có tiếng chim hót, bởi sâu bọ bị diệt, thiên địch của sâu ăn cây vải cũng bị diệt nốt, cỏ không mọc nổi. Nói không đâu xa, một số vườn vải ở Lục Ngạn do lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hóa học, đã có hiện tượng “chai cứng” đất, khiến năng suất vải giảm mạnh.

Theo ông Mến, chăm sóc cây vải hữu cơ sẽ tốn công, tốn tiền hơn so với theo hướng vô cơ. Tuy nhiên, thành quả là đất không bị chai cứng, năng suất đều, chất lượng quả ngon, không lo cảnh năm được mùa, năm lại mất.

“Nếu chưa có điều kiện, tôi nghĩ bà con nên chia đôi vườn ra. Một nửa theo hữu cơ, một nửa theo vô cơ. Dần dần chuyển hẳn sang hữu cơ, bởi đây là hướng đi bắt buộc, không còn cách nào khác”.

Công nhân bốc xếp vải lên container xuất sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Văn Việt.

Công nhân bốc xếp vải lên container xuất sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Văn Việt.

100% vải đẹp đi Trung Quốc

Ông Nguyễn Văn Quyên, hộ trồng vải VietGap xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, khẳng định 100% vải đẹp đều được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Vải loại 1, loại 2 được tiêu thụ trong nước. Lý giải việc này, ông Quyên cho biết một là thương lái Trung Quốc thu mua giá cao, hai là thương lái nước bạn đã đặt trọn vườn từ đầu mùa. Một số vườn còn chủ động cam kết hợp đồng với thương lái, không lo cảnh bị ép giá. Tiền trao, cháo múc.

Lục Ngạn mùa này đi đâu cũng gặp vải. Nhiều góc đồi hồng rực một màu vải chín. Chúng tôi hỏi một chủ vườn, quả tròn đều, căng mọng thế này có bán lẻ không? “Không, bán cho thương lái Trung Quốc hết rồi”, cú lắc đầu đầy kiên quyết của chủ vườn, cho thấy việc muốn mua “chui” là điều không thể.

Vườn vải chia làm nhiều loại. Nôm na thì hàng thượng hạng, đều xuất khẩu cả. Còn lại hàng loại 1, loại 2, tiêu thụ thị trường trong nước, qua các hệ thống siêu thị. Loại xấu nữa, thì ra chợ cóc khắp nơi. “Trồng còn chả kịp bán, lấy đâu ra mà mất giá”, ông Quyên nói.

Cơ ngơi bề thế như biệt thự của ông Quyên, con cái học hành đầy đủ, đều từ cây vải mà ra. Nông dân có hơn 40 năm gắn với cây vải, bảo rằng ông ngạc nhiên, phẫn nộ khi đọc một số thông tin, nói cây vải được mùa, mất giá, hay chuyện bị thương lái ép giá, phải đổ bỏ hàng tấn vải.

“Tôi không hiểu họ lấy bằng chứng ở đâu. Viết mà không về vườn vải, đi hỏi mấy tiểu thương bán hàng kém chất lượng rồi “vống” lên. Năm nào cũng thế, vải Lục Ngạn trồng còn không đủ bán, ế ở đâu”, giọng người nông dân đầy bức xúc.

Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết thị trường Trung Quốc "ngày càng khó tính" và họ đưa ra nhiều quy định nghiêm ngặt, khắt khe hơn.

Container chở vải Lục Ngạn đang chuẩn bị sang tải, để xe Trung Quốc chở vào thị trường nội địa. Tại Trung tâm hoa quả Bằng Tường, mỗi ngày đều có hàng chục container vải Việt Nam xếp hàng thế này đợi sang tải. Ảnh: Văn Việt.

Container chở vải Lục Ngạn đang chuẩn bị sang tải, để xe Trung Quốc chở vào thị trường nội địa. Tại Trung tâm hoa quả Bằng Tường, mỗi ngày đều có hàng chục container vải Việt Nam xếp hàng thế này đợi sang tải. Ảnh: Văn Việt.

"Chúng tôi đã có những ứng phó và thường xuyên đưa ra giải pháp để quả vải cũng như nông sản của Lục Ngạn Bắc Giang có thể tiêu thụ đến các thị trường. Các tiêu chuẩn các thị trường  đưa ra thì chúng tôi đảm bảo còn cao hơn". Ví dụ chỉ số test, đảm bảo an toàn xuất đi châu Âu, Mỹ còn tốt hơn quy định mà nước nhập khẩu đặt ra. Với các Lệnh 248, 249 của Trung Quốc, UBND huyện Lục Ngạn đã tuyên truyền, cảnh báo và quy định với mã số vùng trồng với các hộ dân, mã số đóng gói với doanh nghiệp. Vải thiều Lục Ngạn còn được mở rộng tiêu thụ trong nước qua các hệ thống siêu thị, chuỗi cung ứng. Qua đó, người dân được trải nghiệm quả vài chất lượng cao, giá phải chăng và tươi ngon nhất.

Duy trì mã vùng trồng, mã đóng gói

Theo thống kê của UBND huyện Lục Ngạn, trong vụ vải năm 2022, mỗi ngày có hàng nghìn thương nhân đến tìm hiểu, thu mua vải thiều (cao điểm từ 10/6 đến 10/7), tập trung tại các xã trên trục QL31, QL 279 như: Phượng Sơn; thị trấn Chũ, Hồng Giang, Giáp Sơn, Phì Điền, Tân Quang, Đồng Cốc, Tân Hoa, Biển Động, Phong Vân, Tân Sơn. Giá thu mua có sự biến động theo ngày và theo từng giờ. Giá vải sớm như U trứng, U hồng, lai Thanh Hà: Dao động từ 14.000 - 35.000 đồng/kg (có thời điểm 41.000đồng/kg). Giá vải thiều tươi (hàng hoa, xuất khẩu): Dao động từ 13.000 - 30.000đồng/kg. Vải thiều tươi mua để sấy, chế biến: Dao động từ 8.000 - 12.000 đồng/kg. Vải sấy khô: Dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/kg (vải sấy khô bằng lò sấy điện: 80.000 - 120.000 đồng/kg).

Năm 2022, tổng diện tích trồng vải toàn huyện gần 17.360 ha (tăng gần 1.910 ha so với năm 2021), sản lượng đạt hơn 126.600 tấn (trong đó vải chín sớm hơn 34.100 tấn, vải thiều chính vụ gần 92.500 tấn). Diện tích sản xuất theo quy trình VietGap là gần 13.000 ha (tăng 496 ha so với năm 2021), chiếm 74,8% tổng diện tích; đưa vào sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP 20 ha.

Duy trì sản xuất 18 mã số vùng trồng với diện tích gần 218 ha, sản lượng đạt 1.900 tấn để xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ; duy trì 36 mã số vùng trồng và 237 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Đủ nước cho vụ đông xuân ở Đông Nam bộ

Các tỉnh Đông Nam bộ đang sản xuất vụ đông xuân trong bối cảnh nguồn nước được dự báo đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất ở các công trình thủy lợi.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 3] 'Cửa hẹp' cho tàu cá vào cảng

Nhiều tai nạn không đáng có xảy ra khi tàu cá hoàn tất chuyến biển trong lúc vào bờ, do luồng lạch ra vào cảng bị bồi lắng khiến tàu mắc cạn.