| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống lương thực toàn cầu đang rối loạn

Thứ Hai 07/02/2022 , 10:59 (GMT+7)

Hơn 200 tỷ USD ngân sách được chi cho nông dân để sản xuất lương thực hàng năm nhưng sản phẩm của họ có ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe nhân loại.

Việc các chính phủ trợ cấp nông nghiệp có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe và môi trường. Ảnh: Occupy.com 

Việc các chính phủ trợ cấp nông nghiệp có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe và môi trường. Ảnh: Occupy.com 

Nghiên cứu mới của Oxford đồng thời cho biết, hệ thống lương thực toàn cầu đang rối loạn khi ngành chăn nuôi là động lực chính dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu. Và đặc biệt mỗi năm thế giới có tới 12 triệu ca tử vong vì các bệnh tim, đột quỵ, ung thư và tiểu đường có liên quan đến việc ăn uống sai cách, chẳng hạn như quá nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến cũng như quá ít trái cây và rau quả.

“Trừ phi thế giới có thể cắt giảm lượng sản phẩm động vật trong hệ thống thực phẩm hiện tại và áp dụng nhiều chế độ ăn uống dựa trên thực vật hơn, thì sẽ có cơ hội tránh được các mức độ nguy hiểm của biến đổi khí hậu và các vấn đề sức khỏe cộng đồng”, báo cáo cho biết.

Theo các nhà khoa học, trợ cấp nông nghiệp đã gián tiếp hỗ trợ một hệ thống lương thực không lành mạnh và bền vững. Trên quy mô toàn cầu, mỗi năm các chính phủ chi tới hơn 200 tỷ USD ngân sách (tức là tiền thu được từ thuế) và trao cho nông dân, thông thường với mục đích hỗ trợ sản xuất và cung cấp lương thực quốc gia.

Suy cho cùng, bản thân điều này có thể không phải là vấn đề bởi tất cả chúng ta đều cần phải ăn. Nhưng cách các chính phủ trợ cấp vào thời điểm này làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe và môi trường của việc sản xuất lương thực. Đó chính là một trong những phát hiện của một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Theo phân tích của các chuyên gia, có khoảng 2/3 tổng số khoản trợ cấp nông nghiệp trên toàn thế giới đến tay nông dân mà không có bất kỳ điều kiện ràng buộc nào. Và nông dân có thể sử dụng chúng để trồng hoặc nuôi những gì họ thích.

Dữ liệu tiêu thụ các loại lương thực, thực phẩm thiết yếu tại hai khối OECD và ngoài OECD ghi nhận vào năm 2017. (giá trị: tỷ USD). Nguồn: Nature Communications

Dữ liệu tiêu thụ các loại lương thực, thực phẩm thiết yếu tại hai khối OECD và ngoài OECD ghi nhận vào năm 2017. (giá trị: tỷ USD). Nguồn: Nature Communications

Trên thực tế, điều này có nghĩa là cứ 1/5 USD được dùng để sản xuất thịt, và 1/10 USD để sản xuất các sản phẩm từ sữa - những loại thực phẩm thải ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không tương xứng và liên quan đến chế độ ăn uống gây ra các nguy cơ như bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Ngoài ra, nông dân còn sử dụng một phần ba các khoản thanh toán này để trồng các loại cây chủ lực như lúa mì, ngô, và các loại cây được sử dụng để lấy đường và dầu. Đây chính là những thực phẩm được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn và nên hạn chế trong một chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững.

Chỉ chưa đầy một phần tư các khoản trợ cấp nông nghiệp được nông dân sử dụng để nuôi trồng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người và môi trường, cũng như tạo dựng một hệ thống thực phẩm lành mạnh và bền vững bao gồm trái cây, rau, các loại đậu và hạt.

Dựa trên cơ sở phân tích này, rõ ràng có rất nhiều cơ hội để cải thiện “lỗ hổng” theo cách mà các chính phủ và nông dân đang thực hiện, bằng cách đưa ra những lựa chọn thay thế.

Theo đó, các nhà khoa học Oxford đã kết hợp mô hình kinh tế “ba trong một” theo dõi tác động của việc thay đổi trợ cấp đối với sản xuất lương thực, thực phẩm mà mọi người ăn gắn với mô hình môi trường so sánh những thay đổi trong việc sử dụng tài nguyên và phát thải khí nhà kính – và tích hợp với mô hình theo dõi sức khỏe để thấy được hậu quả đối với chế độ ăn uống gây bệnh tật.

Trong một kịch bản, chúng tôi đã thực hiện tất cả các khoản trợ cấp cho các trang trại có điều kiện để họ sản xuất thực phẩm lành mạnh và bền vững. Theo đó nông dân sẽ vẫn được tự do trồng hoặc nuôi các loại theo ý thích, chỉ là không cần đến nguồn của trợ cấp.

Kết quả là các nhà khoa học nhận thấy rằng, sản xuất trái cây và rau củ đã tăng lên đáng kể - khoảng 20% ​​ở các nước phát triển. Điều này có nghĩa là mọi người sẽ ăn nhiều hơn nửa khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày, đồng thời sản lượng thịt và sữa sẽ giảm 2% - loại bỏ được 2% lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận thấy rằng nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng nếu tất cả các khoản trợ cấp được sử dụng theo cách này, khi thu hút người lao động làm nông nghiệp từ các bộ phận có năng suất cao hơn của nền kinh tế.

Chuyển đổi hệ thống lương thực chống biến đổi khí hậu đang là yêu cầu cấp bách. Ảnh: H&S

Chuyển đổi hệ thống lương thực chống biến đổi khí hậu đang là yêu cầu cấp bách. Ảnh: H&S

May mắn thay, có nhiều cách để tránh điều này. Thay vì chi trả một nửa tất cả các khoản trợ cấp có điều kiện để phát triển các loại thực phẩm lành mạnh và bền vững, hoặc kết hợp các khoản trợ cấp có điều kiện này với việc giảm tổng số tiền chi trả - ví dụ, ràng buộc chúng vào số tiền được thông báo bởi tổng sản phẩm quốc nội hoặc quy mô dân số quốc gia.

Mỗi lựa chọn đó sẽ mang lại nguồn cung cấp lương thực lành mạnh hơn và ít phát thải khí nhà kính hơn mà không làm giảm sản lượng kinh tế.

Các nhà hoạch định chính sách ở Liên minh châu Âu hiện đang hướng tới việc giảm tác động môi trường của việc chi trả trợ cấp trong khi chính phủ Anh cũng đang xem xét phương pháp tiếp cận hàng hóa công bằng ngân sách, vốn vẫn được chi trả cho nông dân để cung cấp những thứ như nước sạch, môi trường sống của động vật hoang dã và nguồn cung cấp thực phẩm bổ dưỡng.

Tuy nhiên điều đáng buồn là các đề xuất chính sách kiểu này thường bị “hạ giá” mỗi khi chúng được đưa vào thực tế, cho dù mục tiêu trợ cấp hướng tới sản xuất thực phẩm lành mạnh và bền vững nên là một phần thiết yếu của cải cách nông nghiệp trên toàn thế giới.

(AFP; CNA)

Xem thêm
Trà Vinh chốt phương án tinh gọn bộ máy và tên gọi khi sáp nhập

Trà Vinh Ngày 27/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và chốt phương án tinh gọn bộ máy và tên gọi khi sáp nhập.

Mức sinh ở Việt Nam giảm 3 năm liên tiếp, dự báo tiếp tục giảm

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết 3 năm liên tiếp mức sinh ở Việt Nam giảm với tốc độ nhanh chóng, đây là mức thấp nhất trong lịch sử.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.