| Hotline: 0983.970.780

Hơn 50 con bò chết bất thường ở Gia Lai

Chủ Nhật 09/05/2021 , 18:09 (GMT+7)

Hơn 50 con bò chết bất thường, rải rác kéo dài trong 2 tháng qua đã khiến nhiều người dân trong vùng không khỏi hoang mang.

Những con bò chết được mổ khám nghiệm, phát hiện nhiều ni lông trong bụng. Ảnh: TL.

Những con bò chết được mổ khám nghiệm, phát hiện nhiều ni lông trong bụng. Ảnh: TL.

Trước thông tin hơn 50 con bò chết bất thường, phóng viên đã có mặt tại xã Đăk Trôi và Kon Chiêng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) để ghi nhận tình hình thực tế.

Theo nhiều người dân nơi đây cho biết, bò đang khỏe mạnh bỗng sùi bọt mép, co giật rồi lăn đùng ra chết. Đến bây giờ ông Ngap (làng Đăk Ó, xã Kon Chiêng) vẫn không tin 10 con bò của gia đình ông chỉ trong 1 tuần đã chết, hiện chỉ còn lại 4 con. Được biết, gia đình ông Ngap đã nuôi bò được hơn 20 năm, chủ yếu bằng hình thức thả rông. Đây là lần đầu tiên đàn bò của gia đình nhà ông Ngap chết nhiều như vậy.

“Trung bình 1 con bò, gia đình tôi bán được hơn 10 triệu đồng, giờ chết rồi bán chỉ được 2 triệu đồng. Nếu 10 con bò bị chết hết đợt này, gia đình tôi thiệt hại gần 100 triệu đồng”, ông Ngap chua chát cho biết.

Trong 1 tuần, gia đình nhà ông Ngap chết 10 con bò.

Trong 1 tuần, gia đình nhà ông Ngap chết 10 con bò.

Cách đó không xa, gia đình bà Liêu (làng Đăk Ó, xã Kon Chiêng) cũng rơi vào tình cảnh tương tự, bò đang khỏe mạnh thì lăn đùng ra chết.

“Nhà tôi có 2 con bò, hàng ngày vẫn chăn thả ngoài đồng rồi không hiểu vì sao 1 con bò tự nhiên sùi bọt mép rồi lăn đùng ra chết. Con bò này có giá bán hơn 8 triệu đồng nhưng giờ chết rồi chỉ bán được hơn 2 triệu đồng. Tôi mong chính quyền địa phương hỗ trợ phần nào để gia đình tôi mua lại con bò khác”, bà Liêu nói.

Tương tự tại làng Đăk Bớt (xã Đăk Trôi) cũng xảy ra tình trạng bò chết rải rác, bất thường kéo dài trong tháng 3 và tháng 4/2021. Theo tìm hiểu được biết, nơi đây có 22 con bò của 18 hộ dân đã bị chết, đa phần đều được nuôi thả rông.

Bàng hoàng về những con bò của gia đình bị chết, ông Pôt (làng Đăk Bơt) ngậm ngùi cho biết, gia đình ông có 4 con bò thường ngày vẫn khỏe mạnh, nhưng sau một đêm thì lăn đùng ra chết. Thậm chí ông không tin bò gia đình lại có thể chết nhanh như vậy, chắc chắn có điều gì đó bất thường. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào cả 4 con bò, nhưng giờ chết hết không biết lấy gì mà sinh sống.

Trước sự việc bò chết bất thường, ông Võ Đình Huy, Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng cho biết, riêng làng Đăk Ó đã có 34 con bò bị chết trong thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 11/4. Ngay khi nhận được tin báo, xã đã chỉ đạo lực lượng chuyên môn đến hiện trường kiểm tra và báo cáo lên UBND huyện Mang Yang.

Ngay cả những con bê con cũng bị chết bất thường. Ảnh: TA.

Ngay cả những con bê con cũng bị chết bất thường. Ảnh: TA.

Trước sự việc bò chết bất thường, UBND xã Kon Chiêng đã vận động dân quân, đoàn viên, thanh niên ra quân thu gom tất cả những túi ni lông dọc trên các tuyến đường làng. Ngoài ra, xã cũng tuyên truyền hướng dẫn bà con nhốt bò lại không nên thả rông, tìm nguồn thức ăn và cho bò uống nước đầy đủ.

Bà Trương Thị Đào, Chủ tịch UBND xã Đăk Trôi cho biết, đây là lần đầu tiên trên địa bàn xảy ra tình trạng bò chết bất thường như vậy. Sau khi nắm thông tin bò người dân bị chết, UBND xã đã cho cán bộ thú y xuống các làng để kiểm tra. Khi đến kiểm tra thực tế thì một số hộ dân có bò bị chết đã mổ ăn thịt hoặc bán nên rất khó để xác định nguyên nhân.

Mổ khám 1 con bò chết thì phát hiện trong bụng có nhiều bao ni lông. Các hộ dân cũng báo lại những con bò khác khi mổ ra trong bụng cũng có nhiều bao ni-lon. Do đó, chính quyền xã Đak Trôi đã nhận định nguyên nhân bò chết là do ăn nhiều bao ni-lon, không tiêu hóa được, tắc nghẽn dạ dày nên chết.

Một nguyên nhân khác khiến bò chết là do tình hình khô hạn nên lượng thức ăn khan hiếm, người dân có thói quen chăn thả rông nên bò ăn uống không đảm bảo.

“Chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con chăn nuôi bò không nên thả rông và trồng chuối làm thức ăn cho bò”, bà Đào chia sẻ.

Theo ông Dương Ngọc Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai): Sau khi tiến hành kiểm tra và mổ khám bò chết tại 2 xã Đăk Trôi và Kon Chiêng thì phát hiện trong dạ dày của bò có rất nhiều ni-lon nên dẫn đến bị nghẽn dạ dày, đứng hơi dẫn đến chết.

Trước sự việc bò chết bất thường, ông Dương Ngọc Thanh cảnh báo, việc quản lý trâu bò phải chăn dắt không nên thả rông, tránh tình trạng gặp gì ăn đó.

Ngoài ra, địa phương phải tổ chức cho đoàn thanh niên đi dọn vệ sinh môi trường sạch sẽ. Đồng thời cần tuyên truyền, vận động người dân bỏ rác đúng nơi quy định...

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm