| Hotline: 0983.970.780

Hùa theo Trung Quốc, RIA Novosti xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam

Thứ Sáu 23/05/2014 , 10:30 (GMT+7)

Hãng thông tấn uy tín này của Nga đã đăng một bài viết xuyên tạc, vu khống, đầy tính võ đoán nhân chuyến công du Bắc Kinh của ông Putin./ Báo Hong Kong: Sự ngạo mạn nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông / Hòa bình ở Biển Đông bị đe dọa


Tàu Trung Quốc tập trung bao quanh bảo vệ khu vực giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN)

RIA Novosti (РИА Новости) hoặc ngắn gọn là RIA là một trong những hãng thông tấn lớn nhất Liên Xô và Nga.

Mục tiêu của hãng – đưa tin một cách nhanh chóng, cân nhắc và khách quan về các sự kiện trên thế giới, truyền đạt tới công chúng quốc tế về cái nhìn của Nga đối với tình hình (Xem tại http://ria.ru/docs/about/index.html).

Với một bề dày truyền thống và sứ mạng phát biểu như vậy, bài báo “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” (Соглашения между Москвой и Пекином лучше всяких деклараций) của Dmitri Kosyrev đăng trên RIA Novosti đã gây thất vọng sâu sắc cho người Việt Nam.

Bài báo mở đầu bằng những nhận định của các chuyên gia khác nhau trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin, và ngay sau đó là một tiểu mục về “Ukraine của Trung Quốc”.

Được Hội đồng Dân ủy Liên Xô thành lập ngày 24/6/1941, tức 2 ngày sau khi Cuộc chiến tranh Giữ nước vĩ đại của Liên Xô bắt đầu, Sovinformburo (tiền thân của RIA Novosti) đã khởi đầu bằng những tin tức chiến trận, phong trào du kích và hậu phương.
Năm 1961, Sovinformburo được cải cách thành TTX APN, và trở thành hãng thông tấn hàng đầu của Liên Xô cũ. Năm 1990, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ra lệnh trên cơ sở TTX APN thành lập hãng thông tấn “Novosti”, và vào tháng 9/1991 thì đổi tên thành hãng thông tấn
Nga RIA Novosti.

Vào ngày 09/12/2013 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh giải thể RIA Novosti và thành lập hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya (International Information Agency Russia Today)

Tác giả Kosyrev khẳng định một cách đầy võ đoán – Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga.

Việc Trung Quốc sơ tán người dân sau những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được Kosyrev cho rằng “Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn ở Việt Nam”.

Đó là một góc nhìn kỳ lạ, cố tình gây căng thẳng và ở một mức độ nào đó, đổ thêm dầu vào lửa.

Tiểu mục tiếp theo trong bài báo “Việt Nam – không phải Trung Quốc”. Trong tiểu mục này, Kosyrev đã xuyên tạc sự thật khi viết giàn khoan là nằm trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km, cố tình cho rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.

Trong tiểu mục này, Kosyrev có một đoạn nhấn mạnh đóng khung rất đáng phê phán. Xin dịch nguyên văn đoạn đó:

“Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 – thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam – không phải Trung Quốc.”

Đây là đoạn trích khiến cho bất kỳ một người dân Việt Nam yêu nước nào cũng phải thấy phẫn nộ.

Đúng, trong lịch sử Việt Nam có khoảng đen của 1000 năm Bắc thuộc, đó là thời kỳ Việt Nam bị Trung Quốc cai trị, nhưng trước đó và sau đó, Việt Nam luôn là quốc gia độc lập với Trung Quốc, không bao giờ khuất phục trước họ. Mỗi khi có họa xâm lăng từ Trung Quốc láng giềng, đất nước này đều xuất hiện những người anh hùng đánh bật quân thù ra khỏi bờ cõi.

Không thể hình dung được, một nhà báo chuyên về khu vực Đông Nam Á với bao nhiêu năm kinh nghiệm lại có thể thể hiện sự yếu kém về mặt kiến thức như vậy.

Đây chỉ có thể là sự cố tình bẻ cong sự thật lịch sử.


Bài báo của RIA Novosti bị chính những độc giả Nga chỉ trích gay gắt

Tiếp đó, tác giả Kosyrev tiếp tục đưa ra những luận cứ rất đáng tranh cãi - tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc rất giống với Việt Nam, ngôn ngữ của tỉnh này cũng khó hiểu đối với người Trung Quốc từ các tỉnh khác, cũng như tiếng Việt. Không thể hiểu nổi logic của tác giả trong luận cứ này.

Kosyrev cũng hoàn toàn bỏ qua những khác biệt về bề ngoài, ngôn ngữ, văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, để đưa đến một kết luận: Tình hình làm cho Việt Nam trở thành một công cụ thuận tiện để tạo ra vấn đề cho Trung Quốc - như Ukraine đối với Nga.

Về tác giả bài báo Dmitri Kosyrev

Dmitri Kosyrev, sinh năm 1955, tốt nghiệp Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow và Đại học Nanyang (Singapore). Nhà sử học, và Đông phương học. Đã từng là phóng viên khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Singapore, Philippines) trong những năm 1988-1991 của tờ báo Sự thật (Pravda). Từ năm 2001 là bình luận viên chính trị của RIA Novosti.

Tiếp theo, trong bài báo nêu trên, tác giả thông tin về dự định muốn quay lại khu vực Đông Nam Á của Mỹ, và kết luận, tình hình hoàn toàn giống như những điều Mỹ đã làm ở Gruzia và Ukraine đối với Nga.

Chỉ có điều, vai đối trọng với Mỹ được giao cho Trung Quốc. Người đọc có thể thấy ngay – Kosyrev muốn biện hộ cho các hành động vũ lực trong tương lai gần của Trung Quốc, mong muốn hết sức ấu trĩ và hiếu chiến của tác giả.

Và trong phần kết luận, tác giả bài báo cho rằng, việc một số lượng kỷ lục các thỏa thuận được ký giữa Nga và Trung Quốc còn tốt hơn mọi tuyên bố to tát, vì những tuyên bố to tát này là dành cho công chúng, mị dân. Còn Nga và Trung Quốc thì hành động theo những gì họ thấy cần.

Không thể hiểu nổi một hãng tin được người Việt luôn xem là nguồn thông tin tin cậy về quan điểm của nước Nga đối với Việt Nam, khu vực và thế giới lại có thể dễ dàng quay lưng, phản bội lại niềm tin đến vậy.

Ngay từ khi được đưa lên trang web của RIA Novosti, bài báo này đã khiến cho nhiều người đọc Việt Nam, và không chỉ Việt Nam phẫn nộ.

Những bình luận của độc giả ngay dưới bài báo, cũng như trên trang Facebook của RIA cũng cho thấy điều này.

VTC News

Xem thêm
Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm