| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên có nhiều tiềm năng làm nên 'kỳ tích sông Hồng'

Thứ Hai 08/07/2024 , 12:59 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ đánh giá Hưng Yên có nhiều dư địa, tiềm năng, cơ hội để phát triển bứt phá làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’ trong Quy hoạch tỉnh vừa công bố.

Chiều 7/7, UBND tỉnh Hưng Yên long trọng tổ chức hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên.

Tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản cho biết: Ngày 10/6/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 489/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Nhật Bắc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Nhật Bắc.

Theo đó, Hưng Yên sẽ phát triển nhanh và bền vững, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại; thuộc nhóm phát triển mạnh, có quy mô kinh tế và trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước đến năm 2030 và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. 

Quy hoạch tỉnh đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô kinh tế và trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại; công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước; phát triển bền vững theo xu hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; xã hội phát triển hài hoà với thiên nhiên; bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao; quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GRDP khoảng 9,0%/năm giai đoạn 2021-2030; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 278 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2030 khoảng 700 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 12 - 13 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng đạt tăng 8,5 - 9,0%/năm giai đoạn 2021- 2030; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 60 - 65% và đến năm 2050 khoảng 80%; kinh tế số chiếm 35% GRDP…

Tầm nhìn đến năm 2050, Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc trung ương; là thành phố thông minh, giàu đẹp, văn minh, văn hiến, giàu bản sắc văn hóa, phát huy đầy đủ những giá trị cốt lõi của văn hóa Phố Hiến xưa; là nơi đáng sống của vùng đồng bằng sông Hồng; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; là trung tâm kết nối giữa các địa phương trong vùng và cả nước.

Các hoạt động quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc. Tỉnh cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá chiến lược để hiện thực hoá Quy hoạch tỉnh.

Hưng Yên có nhiều lợi thế để làm nên “kỳ tích sông Hồng”

Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá Quy hoạch tỉnh Hưng Yên đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học.

Theo Thủ tướng, về vị trí địa lý, "Hưng Yên có nhiều nơi gần Hà Nội hơn cả Hà Nội", nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, song để phát huy được lợi thế này, cần có 3 tuyến đường huyết mạch để "kéo" Hưng Yên gần hơn với Hà Nội, Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn, các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trao quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Ảnh: Nhật Bắc.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trao quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Ảnh: Nhật Bắc.

Trong đó, tuyến đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ vừa được khánh thành, tuyến đường Tân Phúc - Võng Phan vừa được khởi công và tuyến đường kết nối di sản sông Hồng có thể khởi công trong cuối năm 2024.

Thủ tướng đánh giá Quy hoạch tỉnh Hưng Yên đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn trên cơ sở phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh từ thiên nhiên, con người, truyền thống, văn hóa, lịch sử, vừa mang tính kế thừa và phát triển.

"Quy hoạch chỉ ra được những điểm khác biệt, nổi trội của Hưng Yên so với các tỉnh xung quanh, từ đó phát triển không trùng dẫm mà liên kết, hỗ trợ lẫn nhau", Thủ tướng đánh giá.

Để tỉnh đạt được mục tiêu đã đề ra, góp phần làm nên "kỳ tích sông Hồng", Hưng Yên phải tích cực trong việc triển khai, cụ thể hóa Quy hoạch.

Thủ tướng lưu ý các định hướng lớn, theo đó, tổ chức không gian kinh tế-xã hội theo mô hình "mạng lưới", đa cực tích hợp, dựa trên cấu trúc khung phát triển gồm 2 vùng, 2 hành lang, 5 trục, 3 trung tâm mà Quy hoạch đã chỉ ra; thực hiện tốt định hướng phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; tập trung thực hiện các đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực).

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 10/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cho lãnh đạo tỉnh; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 24 dự án có tổng số vốn 760 triệu USD và 10.000 tỷ đồng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, Quy hoạch tỉnh Hưng Yên được phê duyệt đóng vai trò như một bản thiết kế toàn diện, tổng quan, xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển dài hạn cho từng ngành, lĩnh vực và hình thành khung định hướng phát triển kinh tế-xã hội dài hạn, giúp tỉnh Hưng Yên nhận diện rõ tiềm năng, thế mạnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện bảo đảm phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, cụ thể hóa khát vọng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Xem thêm
Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.