| Hotline: 0983.970.780

Khu công nghiệp Lai Vu bội thu... khoai, lạc

Thứ Hai 09/07/2012 , 10:54 (GMT+7)

Đầu năm 2012, NNVN từng có bài viết “Dân vác cuốc khai hoang khu công nghiệp” phản ánh hàng trăm người dân xã Lai Vu (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) vác cuốc ra “khai hoang” KCN tàu thủy Lai Vu. Nửa năm thấm thoắt trôi qua, KCN bỏ hoang này hiện đã cho một vụ mùa bội thu.

Đầu năm 2012, NNVN từng có bài viết “Dân vác cuốc khai hoang khu công nghiệp” phản ánh hàng trăm người dân xã Lai Vu (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) vác cuốc ra “khai hoang” KCN tàu thủy Lai Vu. Nửa năm thấm thoắt trôi qua, KCN bỏ hoang này hiện đã cho một vụ mùa bội thu. 

Về Lai Vu những ngày này, khắp đường làng ngõ xóm đâu đâu cũng háo hức vui như ngày hội. Đã tròn 9 năm trôi qua kể từ ngày bị khu công nghiệp (KCN) đóng tàu Lai Vu “nuốt” hết ruộng đất, có lẽ những nông dân “thèm đất” ở Lai Vu không ngờ có ngày lại được trở về với cảm xúc quang gánh ra đồng đi thu hoạch khoai, lạc ngay chính trên mảnh ruộng ngày xưa của mình.

Không cảm xúc sao khi gần mười năm về trước, họ đã từng phải chứng kiến cảnh những chiếc xe ủi rầm rập vùi lấp hơn 300 hecta lúa đang chín đỏ đuôi, để rồi sau đó, hơn 200 hecta đất “bờ xôi ruộng mật” của nông dân Lai Vu bị bỏ hoang từ đó đến nay. Quá xót xa trước thảm cảnh đó, đầu năm 2012, khi mà Tết Nguyên đán đã cận kề, hàng trăm nông dân xã Lai Vu đã bỏ cả việc sắm Tết, cùng nhau vác cuốc ra KCN đóng tàu Lai Vu để vỡ hoang.



Nông dân phấn khởi thu hoạch lạc trong KCN tàu thủy Lai Vu

Công việc nhọc nhằn ấy phải kéo dài hơn một tháng trời, những thửa đất ngập tràn cỏ dại mới được “đánh thức” trở lại để có thể gieo được hạt giống. Không ai bảo ai, hàng chục kg giống vừng, hàng trăm kg lạc giống, hàng trăm nghìn dây khoai lang, hom sắn, cây chuối con… đã được nông dân Lai Vu tự giác tổ chức quyên góp đưa ra gieo trồng. Nhiều hộ dân đã tình nguyện quyên góp tới 5 kg giống vừng, hàng chục kg lạc giống. Công sức ấy của nông dân Lai Vu bây giờ quả nhiên đã được đền đáp xứng đáng.

Cuối tuần qua, chúng tôi trở lại Lai Vu đúng vào lúc nông dân đang cùng nhau đi thu hoạch lạc. Vừa thoăn thoắt nhổ những gốc lạc trĩu trục củ, ông Bùi Văn Thắng (thôn 7, xã Lai Vu) vừa hồ hởi kể: Quả là “khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen”, sau hàng chục năm bỏ hoang nên vụ đầu tiên xuống giống, mặc dù không bón thêm phân bón nhưng khoai lang gốc nào cũng lăn lóc những củ. Tổng cộng trong đợt thu hoạch vừa qua, với diện tích khoảng 5 hecta khoai lang, nông dân Lai Vu đã thu hoạch được hơn 100 tấn khoai củ, hầu hết đều bán được với giá khoai lang tươi khoảng 8 nghìn đồng/kg.


Video nông dân hồ hởi thu hoạch lạc trong KCN Lai Vu

“Trúng đậm” nhất trong vụ đầu khai hoang phải kể tới lạc. Mặc dù bị cỏ dại “tấn công” rất khủng khiếp, nhưng nhờ được bà con chăm sóc tốt nên năng suất ước tính đạt 2 tạ củ tươi/sào. Với 5 hecta lạc được xuống giống trong vụ vừa qua, sản lượng ước tính không dưới 25 tấn củ tươi. Hiện tại, nông dân thu tới đâu, thương lái đang đến tận nơi mua củ tươi với giá 16 nghìn đồng/kg. Với giá này, tổng giá trị SX lạc trong vụ vừa qua ước đạt không dưới 400 triệu đồng. Bên cạnh đó trong vụ vừa qua, nông dân Lai Vu cũng đã khai hoang và vãi được gần 7 hecta vừng (giống vừng đen đặc sản), với sản lượng hạt khô thu hoạch được gần 1 tấn. Với giá vừng hiện tại khoảng 70 nghìn đồng/kg, ước tính nông dân thu về hàng trăm triệu đồng.

Về cơ chế chia sản phẩm sau thu hoạch rất đơn giản, tổ điều hành SX sẽ dựa vào sổ công tham gia lao động của các hộ từ khi vỡ hoang tới khi thu hoạch để chia sản phẩm trực tiếp ngay sau khi kết thúc thu hoạch. Chị Bùi Thị Loan, nông dân thôn 1, xã Lai Vu phấn khởi khoe: “Tổng kết vụ thu hoạch vừa qua, hộ tôi được chia 50 kg khoai lang, 15 kg hạt vừng khô và 50kg củ lạc tươi. Tổng cộng số tiền bán được khoảng hơn 2 triệu đồng. Dù chưa phải là lớn nhưng cũng đủ chuẩn bị đóng học cho mấy đứa bé sắp vào năm học mới”.

Anh Bùi Văn Kết, nông dân thôn Quyết Tâm (xã Lai Vu):

“Chỉ với khoảng 30 hecta đất được khai hoang, nhưng vụ vừa qua nông dân chúng tôi đã thu được giá trị hàng tỉ đồng. Như thế đủ biết với hơn 200 hecta đất bị bỏ hoang suốt 9 năm qua đã bị lãng phí bao nhiêu của cải? Vì thế, nguyện vọng chung của hàng trăm hộ dân xã Lai Vu chưa nhận tiền đền bù đất, đó là nhà nước hãy trả lại hơn 200 hecta đất đang bị bỏ hoang tại KCN tàu thủy Lai Vu để nông dân SX nông nghiệp như trước đây”.

Ông Bùi Văn Đờn (thôn Quyết Tâm, xã Lai Vu) cho biết, tổng cộng trong vụ đầu tiên khai hoang KCN tàu thủy Lai Vu, mới chỉ đưa được khoảng 30 hecta đất vào SX, trong đó có 5 hecta lạc, 5 hecta khoai lang, 7 hecta vừng, còn lại là diện tích trồng xen chuối và các loại đậu. Diện tích này mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng diện tích đất bỏ hoang.

Vì vậy sắp tới, “ban điều hành khai hoang” xã Lai Vu sẽ tiếp tục mở rộng diện tích khai hoang, trước mắt là khu vực đất đã xây tường bao rộng hơn 15 hecta phía sau Nhà máy SX container trong KCN tàu thủy Lai Vu. Hiện tại, nông dân Lai Vu cũng đã cùng nhau đóng góp mua được một máy cày loại nhỏ cầm tay để phục vụ việc khai hoang mở rộng SX trong vụ mùa 2012. Bên cạnh đó, đã có hàng chục hộ dân cá thể trong xã Lai Vu hiện cũng đã “tấn công” ra các diện tích đất bỏ hoang còn lại để trồng chuối. Ước tính đến thời điểm này, có khoảng 50 hecta đất hoang tại đây đã được phủ kín màu xanh của chuối. Các diện tích chuối được trồng từ đầu năm 2012, đến nay đang phát triển rất tốt.

Đối với các diện tích trồng cây ngắn ngày như lạc, đậu, khoai, vừng… vừa thu hoạch xong, hiện tại nông dân cũng đã bắt đầu cày đất để xuống giống vụ mới.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm