| Hotline: 0983.970.780

ĐBQH: 'Kinh phí hỗ trợ xây dựng nông thôn mới 2021-2025 chưa đáp ứng kỳ vọng'

Thứ Ba 27/07/2021 , 12:02 (GMT+7)

Nhiều ĐBQH cho rằng, kinh phí Trung ương dự kiến hỗ trợ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 còn khiêm tốn, chưa tương xứng với mục tiêu lớn mà Chương trình đề ra.

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội vào sáng 27/7. Ảnh: Quốc hội.

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội vào sáng 27/7. Ảnh: Quốc hội.

Sáng 27/7, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

'Những tiêu chí đặc thù nên giao lại cho UBND cấp tỉnh quy định'

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trước đó, ngày 23/7/2021 Quốc hội đã nghe tờ trình của Chính phủ về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Đồng thời Quốc hội cũng đã dành thời gian để thảo luận tổ về nội dung này với 156 ý kiến tham gia. Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp và báo cáo kết quả gửi đến các đại biểu quốc hội.

Các ý kiến bước đầu được tiếp thu để chuẩn bị cho báo cáo giải trình và dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội lấy ý kiến thông qua vào sáng 28/7.

Tại phiên thảo luận, đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới mang tính bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là phải phát huy bản sắc văn hóa, giữ gìn vẻ đẹp của nông thôn.

Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận tại nghị trường vào sáng 27/7. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận tại nghị trường vào sáng 27/7. Ảnh: Quốc hội.

Về tỷ lệ phấn đấu có ít nhất 60% thôn, bản, ấp thuộc xã đặc biệt khó khăn hoàn thành nông thôn mới, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị Chính phủ cần rà soát lại để có căn cứ thực tiễn xây dựng mục tiêu này sát với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần quy định những tiêu chí khung cho xây dựng thôn, bản, ấp. Còn những tiêu chí đặc thù thì giao lại cho UBND các tỉnh quy định. Nếu được như vậy sẽ tạo ra sự thống nhất chung trong toàn quốc.

“Tiêu chí quy hoạch quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch huyện và nhất là xã nông thôn mới cần phải đi trước một bước để tạo nguồn lực quan trọng cho xây dựng nông thôn mới”, ông Hải nói.

Đồng thời, cần quan tâm xây dựng giải pháp huy động nguồn lực trong nhân dân. Bởi người dân chính là chủ thể của Chương trình này.

Về cơ chế hỗ trợ của ngân sách Trung ương cho địa phương, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đánh giá: “Chính phủ dự kiến bố trí nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới chỉ bằng khoảng 62% so với giai đoạn 2016 - 2020, tôi cho rằng như vậy là hơi ít”.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội vào sáng 27/7. Ảnh: Quốc hội.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội vào sáng 27/7. Ảnh: Quốc hội.

Ông cho rằng Chính phủ nên nghiên cứu để ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương còn phải cân đối ngân sách từ Trung ương từ 60% trở lên, bởi vì trong những năm tiếp theo, việc thu ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19. Hơn nữa, những xã, huyện xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới sẽ còn nhiều khó khăn hơn so với trước đây.

Băn khoăn về tỷ lệ nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đăk Lăk) chia sẻ, qua 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, với sự chỉ đạo năng động, quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tinh thần trách nhiệm cộng đồng của các tầng lớp nhân nhân, Chương trình đã đạt kết quả hết sức quan trọng mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá đó là “to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử”.

Kết quả này đã thổi luồng sinh khí mới vào cuộc sống của người dân, tạo nên diện mạo mới ở vùng nông thôn khắp mọi miền đất nước, tạo được niềm tin mạnh mẽ của nhân dân vào sự đổi mới mạnh mẽ của Đảng, Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Đoàn ĐBQH tỉnh Đăk Lăk thảo luận tại nghị trường sáng 27/7. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Đoàn ĐBQH tỉnh Đăk Lăk thảo luận tại nghị trường sáng 27/7. Ảnh: Quốc hội.

Tuy nhiên, từ thực tiễn ở địa phương, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt bày tỏ: “Tôi rất băn khoăn về tỷ lệ bố trí nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương khoảng 156.700 tỷ đồng (chiếm 6,4% trong cơ cấu tổng thể nguồn lực) để thực hiện Chương trình trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp hiện nay, chúng ta chưa biết đến thời điểm nào kết thúc, khi mà các địa phương đang sử dụng mọi nguồn lực để bảo đảm an sinh xã hội.

Về cơ chế hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cho các địa phương trong giai đoạn tới, bà Nguyệt đề nghị Chính phủ xây dựng và ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ cần tính đến đặc thù của từng vùng miền, trong đó chú trọng vùng miền núi, Tây Nguyên để bố trí nguồn vốn như diện tích tự nhiên khu vực nông thôn, dân số, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người dân tộc thiểu số để giúp cho người dân ở những khu vực thực sự khó khăn có thêm nguồn lực để triển khai thực hiện mục tiêu Chương trình đề ra.

Bên cạnh đó, cần xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình OOCOP tại Thông tư số 08 của Bộ Tài chính theo hướng mở rộng nội dung hơn như hỗ trợ bao bì, trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng... Tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới một cách bền vững.

Mức độ đầu tư chưa tương xứng với mục tiêu đề ra của Chương trình

Trước đó, đại biểu Trần Chí Cường (TP. Đà Nẵng) cho biết: Qua số liệu thống kê năm 2020 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 7,1%, còn đối với khu vực thành thị là 1,1%.

Điều này chứng minh tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn rất lớn. Do vậy cần nghiên cứu gắn kết tạo sự tương hỗ chặt chẽ giữa hai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, tránh sự trùng lặp hoặc hiệu quả không cao. Bởi vì để phát triển bền vững thì Chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện mục tiêu về giảm nghèo và giảm nghèo để góp phần xây dựng nông thôn phát triển.

Đại biểu Trần Chí Cường - Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng thảo luận tại nghị trường. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Trần Chí Cường - Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng thảo luận tại nghị trường. Ảnh: Quốc hội.

Đồng thời trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong điều kiện tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cần đánh giá nhu cầu theo đối tượng, địa phương, vùng miền để có sự bố trí, phân kỳ, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung để Chương trình đạt hiệu quả cao nhất, khắc phục việc đầu tư dàn trải.

Thứ hai, theo đại biểu Trần Chí Cường, trong điều kiện kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và người dân vẫn còn rất khó khăn. Như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn huy động vốn như kế hoạch đã đề ra.

Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 100.000 tỷ đồng, trong đó hai Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là 50.000 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,75% tổng vốn đầu tư.

Trong khi mục tiêu của các chương trình này rất cao và nhiều dự án triển khai như giảm một nửa hộ nghèo, cận nghèo; đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội cho 70 huyện nghèo, 200 xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; 80% xã, 50% huyện đạt chuẩn nông thôn mới và chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước...

"Như vậy, theo tôi mức độ đầu tư chưa tương xứng với mục tiêu đề ra của chương trình. Do đó tôi đề nghị cần có sự tính toán, bố trí tăng thêm nguồn lực đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra của Chương trình", ông Cường nhấn mạnh.

Khoa học thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) cho rằng, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đã góp phần thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất. Và ở nhiều nơi, chương trình này đã làm thay đổi nhận thức, tập quán truyền thống của người dân.

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn thảo luận tại nghị trường. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Lưu Bá Mạc - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn thảo luận tại nghị trường. Ảnh: Quốc hội.

Nhiều sản phẩm nông, lâm sản chủ lực của địa phương cũng đã phát triển thành sản phẩm trí tuệ, được bảo hộ bản quyền, trở thành hàng hóa. Từ đó góp phần tạo nên danh tiếng, uy tín, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa của địa phương.

Nhiều hộ dân đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cao, thương mại điện tử, chuyển đổi số trong các hoạt động kết nối cung cầu, tiêu thụ nông lâm sản và tham gia chuỗi giá trị sản phẩm.

Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu khoa học, quy trình công nghệ và ứng dụng kết quả nghiên cứu trong chuỗi sản phẩm nông nghiệp.

Thứ hai, quan tâm bố trí nguồn kinh phí theo hướng tăng dần theo các năm để thực hiện Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới nhằm tạo điều kiện để nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ phục vụ quá trình xây dựng nông thôn mới.

    Tags:
Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm