| Hotline: 0983.970.780

Lại những dấu hỏi về trọng tài

Thứ Tư 23/09/2020 , 16:14 (GMT+7)

Sau khi những lùm xùm tại V-League về người cầm còi chưa có dấu hiệu thuyên giảm, tới lượt các đồng nghiệp nữ phàn nàn về công tác điều hành.

Thái Nguyên T&T (áo xanh) có được 1 điểm trước Phong Phú Hà Nam ở trận khai mạc giải VĐQG nữ. Ảnh: VFF.

Thái Nguyên T&T (áo xanh) có được 1 điểm trước Phong Phú Hà Nam ở trận khai mạc giải VĐQG nữ. Ảnh: VFF.

Trận đấu kịch tính nhất ở vòng khai mạc giải VĐQG nữ diễn ra giữa Phong Phú Hà Nam và Thái Nguyên T&T kết thúc với 6 bàn được chia đều cho hai đội. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực về chất lượng chuyên môn thì ít, mà dư âm về những pha cắt còi thiếu chính xác lại tồn đọng quá nhiều.

Tình huống gây tranh cãi nhất đến ở phút 84, khi tỷ số đang là 3-3. Phạm Thị Tươi (Hà Nam) băng xuống đón đường chuyền từ ngoài vào vòng cấm của Tuyết Dung, rồi chuyền sang cho Lê Thu Thanh Hương dứt điểm tung lưới Thái Nguyên. Nhưng khi cầu thủ Hà Nam chưa kịp ăn mừng, trọng tài biên đã căng cờ báo lỗi việt vị.

Xem lại băng hình, có thể thấy rất rõ, Phạm Thị Tươi vẫn đứng trên hậu vệ cuối cùng của Thái Nguyên. Tiền vệ Tuyết Dung bức xúc sau trận: "Tôi rất bất bình khi mất oan bàn thắng vì trọng tài căng cờ sai. Lúc trên sân, chúng tôi không thể xác định được nên không phản ứng. Nhưng khi về, xem lại băng quay chậm thì thấy rõ ràng đồng đội của tôi chưa việt vị. Có thể đội sẽ họp và có kiến nghị với ban tổ chức".

Chung quan điểm với học trò, HLV Nguyễn Thế Cường phản ánh: "Có tình huống hai cầu thủ không va chạm gì, ham bóng 50-50 mà trọng tài lại thổi, nhìn quá non. Tôi không đổ lỗi trọng tài, nhưng giải quốc gia, tầm như Hà Nam và Thái Nguyên là tốp đầu, thuộc các đội mạnh nhất rồi mà thổi thế thì non quá. Tôi không nói về tư tưởng mà là về trình độ. Nếu đá như này trên sân Nghệ An, Nam Định dễ xảy ra to chuyện”.

Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trọng tài phải làm việc liên tục, thay vì có quãng nghỉ khoảng một tuần giữa các vòng. Tại V-League, những hạt sạn to đùng được phát hiện như trận Nam Định - Hải Phòng vòng 6, hay Quảng Nam - SLNA vòng 8, khiến dư luận bức xúc. Bởi trọng tài ở những pha tranh cãi đều có góc quan sát tốt, đủ thời gian để làm chủ tình hình, nhưng rồi đều từ chối những quyết định mà ai cũng đinh ninh là mười mươi sẽ xảy ra.

Vấn đề trọng tài không phải hiếm ở Việt Nam nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi, các vị vua sân cỏ bị cầu thủ nữ phản ứng dữ dội. Nhiều lý do được đưa ra, trong đó có chuyện các trọng tài không được luân chuyển giữa các giải để đảm bảo an toàn trong dịch bệnh. Ngay cả ở V-League và hạng Nhất, trọng tài ở giải nào sẽ bắt cố định giải đó. Điều ấy khiến một người có thể nay trong Nam, mai lại ra Bắc, và cuối tuần lại xuất hiện ở miền Trung.

Trong những đợt sát hạch trọng tài trước mùa giải, nhiều ông vua sân cỏ "trượt" vì yếu tố thể lực. Họ không đủ bền bỉ để theo kịp tốc độ 90 phút. Chưa cần nhắc tới việc có hay không chuyện tư tưởng, nhưng không đủ thể lực sẽ khiến trọng tài dễ phán đoán sai lầm, điều mà một người tỉnh táo gần như không bị.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm