| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Còn nước còn tát không ngờ vớ được 'bí kíp'

Thứ Ba 05/11/2024 , 07:30 (GMT+7)

HÀ NỘI Tháng 3/2024, những hộ nuôi lợn tại thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh (Hà Nội) đều mất trắng, chỉ sót lại đúng trại của gia đình anh Hoàng Văn Chuyển.

Gia đình anh Hoàng Văn Chuyển, xóm Chùa, thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội hiện đang nuôi hơn 20 con nái và 200 con lợn thịt. Ảnh: Hồng Thắm.

Gia đình anh Hoàng Văn Chuyển, xóm Chùa, thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội hiện đang nuôi hơn 20 con nái và 200 con lợn thịt. Ảnh: Hồng Thắm.

Dáng người gầy, dong dỏng, gương mặt khắc khổ nhưng toát lên sự kiên trì, gan góc…, là ấn tượng đầu tiên của tôi về anh Hoàng Văn Chuyển. Khi biết chúng tôi ghé thăm để lắng nghe câu chuyện sử dụng vacxin để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn của mình, anh vui vẻ và cởi mở.

Dẫn chúng tôi đi thăm trại, anh vừa nói: “Đàn lợn hơn 20 nái và 200 lợn thịt của gia đình tôi là tài sản, là chỗ dựa cho cả gia đình. Thế nhưng đã có những thời điểm vô cùng khốn đốn”.

Anh Chuyển kể, năm 2019, ASF bất ngờ ập đến, càn quét và phá hủy mọi trang trại trong thôn. Chuồng trại của gia đình anh cũng không còn gì, mất công ăn việc làm, tương lai bỗng trở nên vô định.

Sau thời gian đó, anh dần gượng lại, năm 2020, anh mạnh dạn tái đàn bằng số vốn vay mượn. Tuy nhiên, đầu năm 2024, dịch ASF lại bùng phát và một lần nữa đe dọa đến sinh kế của gia đình anh và các hộ xung quanh.

Đầu đợt dịch năm 2024, anh Chuyển chứng kiến hàng xóm lần lượt mất sạch đàn lợn. Từng đàn lợn trong vùng lần lượt đổ gục mà không gì có thể ngăn cản. Đứng trước tình thế cấp bách, anh chỉ có một mong muốn duy nhất là bằng mọi cách phải bảo vệ đàn lợn của mình.

Đúng vào lúc tưởng chừng không còn hy vọng, anh được một người bạn là nhân viên kỹ thuật của một doanh nghiệp chăn nuôi FDI giới thiệu về giải pháp tiêm vacxin ASF do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sản xuất (AVAC ASF LIVE). Ban đầu, anh Chuyển có nhiều lo lắng, hoang mang vì chưa từng thử nghiệm vacxin này. Tuy nhiên, trước tình cảnh dịch bệnh lan tràn khắp nơi, anh quyết định phải thử vì đây là cách duy nhất còn lại.

“Lúc đó, tôi nghĩ có thể mất trắng, nên đành tiêm vacxin để thử vận may với suy nghĩ còn nước còn tát”, anh Chuyển nhớ lại.

Theo anh Chuyển, thiệt hại do ASF gây ra là rất lớn, có thể trắng chuồng, trắng tay, nên việc tiêm vacxin nói chung, ASF nói riêng là cần thiết. Ảnh: Hồng Thắm. 

Theo anh Chuyển, thiệt hại do ASF gây ra là rất lớn, có thể trắng chuồng, trắng tay, nên việc tiêm vacxin nói chung, ASF nói riêng là cần thiết. Ảnh: Hồng Thắm

Tháng 3/2024, anh Chuyển quyết định tiêm vacxin cho hơn 300 con lợn thịt và toàn bộ lợn nái đang nuôi con và mang thai, điều mà hầu hết người chăn nuôi không dám thực hiện vì rủi ro quá lớn. Nhưng dịch bệnh đã bao trùm khắp nơi, nếu không tiêm, anh biết chắc đàn lợn sẽ không tránh khỏi dịch bệnh.

Quyết định này cuối cùng đã mang lại kết quả ngoài mong đợi cho anh Chuyển, không khác gì đang chết đuối vớ được 'bí kíp" nuôi lợn. Sau khi tiêm phòng vacxin AVAC ASF LIVE, đàn lợn phát triển khỏe mạnh, hơn 300 lợn thịt tiêm lần đầu đã xuất bán thành công. Toàn bộ lợn con sinh ra từ 24 nái của trại đều được tiêm phòng sau khi cai sữa. Từ đó đến nay, mỗi tháng anh vẫn xuất bán đều đều hơn 100 lợn thịt.

Nhưng việc tiêm vacxin cho đàn nái lại phức tạp hơn. Khi tự quyết định tiêm đồng loạt vacxin ASF cho toàn bộ lợn nái trong trại, một số con nái mang thai giai đoạn cuối hiện tượng viêm vú hoặc sinh ra lợn con chết lưu hoặc chết yểu. Dù vậy, anh vẫn giữ được khoảng 50% số lợn con để tiếp tục nuôi. Tuy nhiên, các con nái được tiêm phòng trước khi phối giống lại sinh sản bình thường, không gặp biến chứng. Kết quả thực tế sử dụng tại trang trại của anh phù hợp với dữ liệu từ nhà sản xuất.

Đại diện Công ty AVAC cho biết, vacxin an toàn và bảo hộ hiệu quả cho nái khi tiêm giai đoạn không mang thai. Công ty đang tiến hành đăng ký bổ sung đối tượng sử dụng vacxin này cho lợn giống trước khi đưa hướng dẫn sử dụng chính thức tới người chăn nuôi.

Hơn 23 năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Chuyển đã trải qua nhiều thăng trầm và dịch bệnh là một phần khó tránh khỏi, anh cho rằng, các dịch bệnh khác có thể xử lý được, nhưng riêng ASF nguy cơ trắng chuồng trắng tay là rất cao nên việc tiêm vacxin ASF là ưu tiên số 1". 

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Trồng thành công giống sâm quý trên núi Kim Nọi

YÊN BÁI Mô hình trồng sâm Ngọc Linh và một số cây dược liệu ở Mù Cang Chải thành công bước đầu đang mở ra hi vọng tạo sinh kế mới cho người dân vùng cao.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.