| Hotline: 0983.970.780

Làm gì để đánh thức tiềm năng, thế mạnh của Đà Nẵng?

Thứ Ba 19/03/2019 , 21:28 (GMT+7)

Bộ Chính trị đã xem xét thông qua và ban hành Nghị quyết số 43 ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thực hiện Chương trình làm việc của Bộ Chính trị năm 2018, Ban Bí thư đã thành lập Ban Chỉ đạo, giao Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 

Đà Nẵng - điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị cho thấy, Đà Nẵng là thành phố đi đầu phát triển nhanh và ấn tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng bộc lộ các tồn tại, hạn chế. Tốc độ phát triển của Đà Nẵng bắt đầu chậm lại, thậm chí còn bị bỏ lại ở một số chỉ tiêu quan trọng về KT - XH. Với thực tế đó, nhất là yêu cầu về quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển mới, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43 ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đà Nẵng nằm ở địa bàn chiến lược về phát triển KT - XH và QPAN của miền Trung và cả nước; giao lưu kinh tế Bắc-Nam và Đông-Tây, với Tây Nguyên cũng như Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan; là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông-Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông và Thái Bình Dương; có cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn thiện và vận hành hiệu quả, nhất là hạ tầng đô thị, cảng biển, sân bay; dịch vụ logistics có tốc độ tăng trưởng nhanh...

Sau 15 năm thực hiện Nghị Quyết, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, được xem là thành phố đáng sống, là hình ảnh một trong những địa phương tiên phong trong quyết liệt cải cách và năng động phát triển, ngày càng khẳng định là trung tâm KT - XH lớn của miền Trung. Kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh cả về quy mô và tốc độ, làm gia tăng nhanh nguồn thu ngân sách, tăng thu nhập bình quân đầu người và nhiều công ăn việc làm mới được tạo ra.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, Đà Nẵng vẫn còn một số mục tiêu chưa đạt được. Việc xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn của cả nước có sắc thái riêng và mang tầm vóc quốc tế; trung tâm KT - XH lớn của miền Trung; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp... vẫn chưa đạt được như kỳ vọng….

Bộ Chính trị khẳng định đây là Nghị quyết có tính chất đột phá cho Đà Nẵng, không những định hướng chiến lược phát triển mà còn cả đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách, thể chế có tính chất mở đường; rất tốt, hữu ích, là cơ hội rất lớn cho Đảng bộ và nhân dân Thành phố, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, từ NQ 33, Bộ Chính trị đã giao cho Ban Kinh tế Trung ương xây dựng trình Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết mới để phát triển thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở Đề án do Ban Kinh tế Trung ương trình, Bộ Chính trị đã xem xét thông qua và ban hành Nghị quyết số 43 ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 43 có mấy điểm nhấn cơ bản như sau:

Một là, Đà Nẵng phải đặt nặng Trung tâm đổi mới sáng tạo. Các điều kiện của ĐN rất thuận lợi cho việc phát triển bên cạnh HN và TPHCM

Hai là, xác định rõ về hướng đi trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh

Ba là, mức sống của người dân thuộc loại dẫn đầu cả nước (Qua tổng kết thì Đà Nẵng vẫn chưa đạt yêu cầu này, thành phố đáng sống phải đạt yêu cầu đó)

Bốn là, các chỉ tiêu thì nêu rõ hơn (vấn đề năng lực cạnh tranh, xóa đói giảm nghèo) đạt được như thế nào, đều rất đầy đủ

Năm là, về tầm nhìn. Nghị quyết cũ không định hình tầm nhìn, từ quy hoạch đến các chính sách đều không xoay quanh mốc 2045. (2045 là 100 năm thành lập nước). Nghị quyết cũ chỉ đưa mục tiêu đến 2020 (nhiều mục tiêu không rõ). tầm nhìn trong Nghị quyết mới xác định rõ hơn: Tầm nhìn đến năm 2045: Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.

Đà Nẵng là động lực phát triển cho KT – XH khu vực miền Trung

Mục tiêu của Nghị quyết 43 nhấn mạnh, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm KT - XH lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, GD - ĐT, y tế chất lượng cao, KHCN phát triển của đất nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.

Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu xay dựng TP Đà Nẵng là thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống, có tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền tiên phong trong đổi mới và phát triển, người dân có mức sống thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước với chất lượng cuộc sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị được ban hành lần này có 12 điểm mới so với Nghị quyết 33. Nghị quyết 43 nhấn mạnh đến chính sách ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng gồm: Du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Nghị quyết cũ đưa ra mục tiêu đế năm 2020 nhưng lại không rõ ràng chỉ chung chung. Còn Nghị quyết 43 xác định mục tiêu rõ hơn, cụ thể hơn. Có mấy điểm nhấn cơ bản: Đà Nẵng phải đặt nặng Trung tâm đổi mới sáng tạo. Các điều kiện của Đà Nẵng rất thuận lợi cho việc phát triển bên cạnh Hà Nội và TP.HCM. Xác định rõ về hướng đi trở thành đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh. Mức sống của người dân thuộc loại dẫn đầu cả nước (Qua Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 33 thì Đà Nẵng chưa đạt yêu cầu này, trong khi thành phố đáng sống phải đạt được yêu cầu đó). Các chỉ tiêu thì nêu rõ hơn (vấn đề năng lực cạnh tranh, xóa đói giảm nghèo…) đạt được như thế nào, đều rất đầy đủ, cụ thể. 

 

  • Tags:
Xem thêm
Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

WWF-Việt Nam cam kết giúp giảm rác thải nhựa, đưa TP.Huế trở thành đô thị xanh

WWF-Việt Nam sẽ phối hợp triển khai, tiếp tục dự án giảm rác thải nhựa đến năm 2025, hứa hẹn tạo thêm cơ hội cho TP. Huế phát triển thành đô thị xanh và bền vững.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.