| Hotline: 0983.970.780

Lần đầu tiên bầu đương kim Thủ tướng Chính phủ sang chức danh Chủ tịch nước

Thứ Ba 23/03/2021 , 09:32 (GMT+7)

Dự kiến, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào 9h ngày 24/3 và kết thúc vào ngày 8/4 (tổng số ngày làm việc là 12 ngày).

Buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV vào sáng nay (23/3). Ảnh: Minh Phúc.

Buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV vào sáng nay (23/3). Ảnh: Minh Phúc.

Tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV vào sáng 23/3, ông Vũ Minh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành thời gian khoảng 0,5 ngày để xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Dự án Luật này đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Bên cạnh đó, Quốc hội dành khoảng 4,5 ngày để thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV vào sáng nay (23/3). Ảnh: Minh Phúc.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV vào sáng nay (23/3). Ảnh: Minh Phúc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Hội đồng Bầu cử Quốc gia báo cáo kết quả hoạt động từ khi thành lập đến tháng 3-2021; xem xét, quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (trong đó có nội dung quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026).

Sau đó, Quốc hội dành khoảng 7 ngày để xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội, cho biết: Trong công tác nhân sự, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV sẽ miễn nhiệm một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của nhà nước như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, một số Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội,... và phê chuẩn việc bổ nhiệm một số chức danh thành viên Chính phủ theo đề xuất, đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số khoảng 25 chức danh.

Cũng theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, lần đầu tiên chúng ta bầu đồng chí đương kim Thủ tướng Chính phủ sang chức danh Chủ tịch nước. Bởi vậy, về nguyên tắc, Chủ tịch nước phải miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ trước, sau đó mới tiến hành quy trình miễn nhiệm Chủ tịch nước.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho biết: Các chức danh chủ chốt như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đều phải trình theo một trình tự thủ tục. Còn ứng cử viên thì phải ra kỳ họp của Quốc hội để Quốc hội xem xét. Nhưng về mặt nguyên tắc, Chủ tịch nước là phải do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về nhân sự để Quốc hội bầu. Và đến bây giờ chưa có trường hợp nào tự ứng cử vào chức danh này.

  • Tags:
Xem thêm
Giảm chi phí, tăng năng suất nhờ ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ

Sóc Trăng Hơn 291.000 nông dân ĐBSCL đã ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ, giúp bà con đưa ra quyết định canh tác phù hợp, giảm rủi ro, tăng năng suất, cải thiện thu nhập.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nội: Đồng ý chủ trương xây dựng 3 cầu lớn vượt sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu qua sông Hồng bằng vốn đầu tư công: Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.