| Hotline: 0983.970.780

Mải chống trộm hơn chống cháy!

Thứ Bảy 17/04/2021 , 08:10 (GMT+7)

Sau hàng loạt vụ cháy với tổn thất thương tâm, nhưng không ít gia đình vẫn thiếu sự cẩn trọng với “giặc lửa”, luôn giữ quan điểm “thà chống trộm hơn chống cháy”…

Nguy hiểm từ những "chuồng cọp"

Thời gian gần đây liên tục xảy ra cháy ở các khu dân cư, có những vụ cháy nhỏ nhưng gây ra nhiều thiệt hại về người. Mới đây vào rạng sáng 30/3 xảy ra vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn phường Cát Lái, TP Thủ Đức (TP.HCM) đã khiến 6 người trong gia đình bị tử vong.

Nguyên nhân được xác định do căn nhà bít bùng không có lối thoát. Tại hiện trường căn nhà bị cháy, tứ phía đều bịt kín, chỉ có một lối ra vào là cửa chính thoát hiểm nhưng bị 5 chiếc xe máy chắn ngang cũng bị thiêu rụi.

Thời gian gần đây liên tục xảy ra cháy ở các khu dân cư, có những vụ cháy nhỏ nhưng gây ra nhiều thiệt hại về người. Ảnh: MV.

Thời gian gần đây liên tục xảy ra cháy ở các khu dân cư, có những vụ cháy nhỏ nhưng gây ra nhiều thiệt hại về người. Ảnh: MV.

Hay cách nay không xa, tại một hộ kinh doanh bếp điện từ ở quận Tân Phú, TP.HCM đã làm 4 người thiệt mạng, hiện trường còn sót lại là những khung sắt bị thiêu rụi, cong queo, đen kịt nằm vắt vẻo, bảng quảng cáo lớn che kín toàn bộ mặt tiền bao quanh lan can tầng 2 của ngôi nhà với lớp vải bạt nhựa đã cháy chỉ còn trơ khung sắt.

Đó là nguyên nhân chính khiến những nạn nhân bị tử vong do không thể thoát ra ngoài khi xảy ra cháy. Trong vụ này, chỉ riêng bà chủ cửa hàng do phát hiện sớm sự cố cháy đã cố gắng nhào ra phía lan can của tầng 1 khi khói và lửa chưa kịp bịt kín lối thoát nạn và được giải cứu đưa xuống đất thoát nạn.

Nguyên nhân được cho là cháy do sự cố chập điện, nếu được phát hiện kịp thời và ngôi nhà không lắp thêm các lồng sắt “chuồng cọp” để chống trộm thì có lẽ các nạn nhân đã thoát “cửa tử” và hậu quả để lại không quá lớn như vậy.

Nếu các vụ hỏa hoạn được phát hiện kịp thời và ngôi nhà không lắp thêm các lồng sắt 'chuồng cọp' để chống trộm thì có lẽ các nạn nhân đã thoát 'cửa tử' và hậu quả để lại không quá lớn. Ảnh: MV.

Nếu các vụ hỏa hoạn được phát hiện kịp thời và ngôi nhà không lắp thêm các lồng sắt “chuồng cọp” để chống trộm thì có lẽ các nạn nhân đã thoát “cửa tử” và hậu quả để lại không quá lớn. Ảnh: MV.

Nhiều vụ cháy khác gây hậu quả thương tâm cũng với nguyên nhân các gia đình tự lắp thêm “chuồng cọp” nhưng vẫn không làm cho người dân rút ra bài học sâu sắc. Không ít người dân vẫn còn thiếu sự cẩn trọng trước “giặc lửa”, chủ quan trước việc chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ. Họ vẫn giữ quan điểm “thà chống trộm hơn chống cháy!”.

Ghi nhận của KTGĐ, chỉ tính trong bán kính khoảng 500m, trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình) chúng tôi đêm được khoảng 30 nhà dân có ban công từ 1 tầng đến 3 tầng thiết kế hàng rào sắt kiên cố. Sự cẩn trọng này của các hộ dân ngoài mục đích “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, nhưng vô tình cũng sẽ là vật cản bít lối thoát thân trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Sau 2 lần bị trộm “viếng”, chị Trần Mai Anh (ở đường CMT8, quận Tân Bình) quyết định hàn song sắt bao kín ban công nhà để chống trộm. Chị Anh cho hay, đây là giải pháp chẳng đặng đừng và làm cho ngôi nhà trở nên xấu xí, bí bách hơn, nhưng khi gia đình chị đi làm thì yên tâm hơn. Vì khu chung cư nơi chị ở xây cách đây nhiều năm và thiết kế có nhiều khung, gờ lồi lõm khiến trộm có thể leo lên tầng trên khá dễ dàng.

Hậu quả sau những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra khiến thiệt hại cả về người và tài sản. Ảnh: MV.

Hậu quả sau những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra khiến thiệt hại cả về người và tài sản. Ảnh: MV.

Khi chúng tôi hỏi về tình huống thoát hiểm nếu xảy ra hỏa hoạn thì chị ngớ người: “Việc này gia đình tôi cũng chưa tính đến, chỉ thấy từ khi rào song sắt thì không bị mất trộm nữa”. Không chỉ hộ chị Anh mà tại khu chung cư này, có cả chục hộ dân đã làm rào sắt chống trộm như thế. Thậm chí, ngày càng có nhiều cơ sở nhận lắp thêm khung sắt để bảo vệ tầng thượng cho các “khổ chủ” lo chống trộm căn nhà.

Tuy nhiên, việc hàn kín các thanh sắt quanh nhà đa phần do các gia đình tự lắp đặt thêm, trong thiết kế hoàn toàn không có. Do vậy, nếu khi có hỏa hoạn xảy ra, lực lượng PCCC sẽ rất khó tiếp cận cứu người thoát nạn và mất nhiều thời gian để cắt, phá vật cản dẫn tới việc cứu hộ, cứu nạn không kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Giải pháp cho việc cơi nới

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra, gây hậu quả thảm khốc về tính mạng và tài sản. Đặc biệt, tại các tỉnh, thành phía Nam hiện đang bước vào mùa khô, rất dễ xảy ra những vụ cháy, gây hậu quả lớn. Do thời tiết oi bức, nắng nóng, nhiều hộ gia đình trang bị thêm các thiết bị làm mát mà quên tính toán tới sự an toàn của lưới điện trong gia đình, nên dễ dẫn đến hiện tượng quá tải chập mạch làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ cháy.

Khi xảy ra hỏa hoạn, những căn nhà như những chiếc lồng sắt kiên cố như thế này sẽ nhốt các nạn nhân gây khó khăn cho các lực lượng cứu hỏa và cứu người rất khó khăn và có thể  đành bất lực. Ảnh: MV.

Khi xảy ra hỏa hoạn, những căn nhà như những chiếc lồng sắt kiên cố như thế này sẽ nhốt các nạn nhân gây khó khăn cho các lực lượng cứu hỏa và cứu người rất khó khăn và có thể  đành bất lực. Ảnh: MV.

Theo Phòng cảnh sát PCCC TP.HCM, tình hình cháy, nổ ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh luôn chiếm tỉ lệ cao về cả số vụ (trên 50%) và thiệt hại về người, tài sản (83%). Các vụ cháy nhỏ ở khu dân cư lại thường gây thiệt hại nhiều hơn về người; đồng thời từ những vụ cháy nổ lớn gây thiệt hại đáng tiếc cả người và của cho thấy những nghịch lý khiến nguy cơ mất an toàn PCCC luôn ở mức báo động.

Người dân chỉ lo phòng chống trộm mà quên phòng chống cháy, nổ khi lối thoát an toàn của nhiều hộ gia đình bị bịt kín bằng “chuồng cọp”. Chỉ vì mối lo trộm cắp mà mỗi gia đình quên mất điều cần thiết ít nhất 1 lối thoát hiểm để phòng cháy nổ không may xảy ra.

Hơn nữa, các gia đình có thể chi nhiều tiền để mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt hiện đại nhưng lại không bỏ thể ra vài trăm nghìn đồng để mua những thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, hay các vật dụng cứu nạn tiện dụng khác...

Từ nghịch lý này khiến những ngôi nhà tự lắp đặt lồng sắt “chuồng cọp”, bịt kín mặt tiền, chặn hết các phương án thoát nạn khẩn cấp. Khi xảy ra hỏa hoạn, căn nhà như chiếc lồng kiên cố nhốt các nạn nhân trong đó khiến lực lượng cứu hỏa và người dân dù đã rất cố gắng tìm cách giải cứu, nhưng cũng đành bất lực.

Sự lơ là, chủ quan của người dân đối với 'giặc lửa' là nghịch lý và là nguyên nhân chính gây nhiều vụ cháy lớn. Ảnh: MV.

Sự lơ là, chủ quan của người dân đối với “giặc lửa” là nghịch lý và là nguyên nhân chính gây nhiều vụ cháy lớn. Ảnh: MV.

Trao đổi với KTGĐ, thượng tá Đỗ Văn Kháng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC - CNCH Công an TP.HCM cho biết: “Mặc dù các ngành chức năng đã có nhiều biện pháp như tuyên truyền, hướng dẫn các gia đình nếu đã thiết kế “chuồng cọp” thì cần sửa chữa mở một chiếc cửa để có lối thoát hiểm cho mọi người trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, những lời khuyến cáo vẫn chưa được các gia đình lưu tâm, họ vẫn còn rất chủ quan với những nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn rình rập hàng ngày, nhất là trong mùa khô nắng nóng”.

Theo ông Kháng, để phòng chống sự cố và rủi ro cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các gia đình cũng nên chuẩn bị sẵn thang, thang dây, dụng cụ phá dỡ như búa, kềm cộng lực để sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, khi xảy ra sự cố, nếu không tìm thấy chìa khóa cũng có thể dùng kìm cộng lực cắt khóa tạo lối thoát hiểm.

Thực tế cho thấy, sự lơ là, chủ quan của người dân đối với “giặc lửa” là nghịch lý và là nguyên nhân chính gây nhiều vụ cháy lớn. Vì thế, những hậu quả do cháy nổ gây ra phải luôn được cảnh báo bởi sự chủ quan hay thiếu hiểu biết sẽ tiếp tục phải trả giá bằng mạng sống của nhiều người.

“Có vô số kiểu thiết kế căn nhà, phòng ở bỏ qua các nguyên tắc đảm bảo an toàn đã khiến không ít nạn nhân tử vong trong các vụ cháy xảy ra như trong thời gian gần đây. Cụ thể, có hộ gia đình tại các thành phố lớn tự lắp thêm các khung sắt hay còn gọi “chuồng cọp” để chống kẻ trộm đột nhập và bảo vệ tài sản trong nhà. Tuy nhiên, khi xảy ra hỏa hoạn, các gia đinh đã vô tình đánh mất con đường thoát nạn của mình và bị dồn vào “cửa tử”.

(Kiến thức gia đình số 15)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.