| Hotline: 0983.970.780

Mô hình nuôi cá hồi đầu tiên ở Nghệ An

Thứ Sáu 06/02/2009 , 09:30 (GMT+7)

Việc đưa cá hồi vào nuôi thử nghiệm ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) mở ra cho địa phương một nghề mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết vùng cao nơi đây.

Cán bộ,đoàn viên Đội TNXP Na Ngoi, Tổng đội TNXP 8 Nghệ An xây dựng bể nuôi cá hồi

Việc đưa cá hồi vào nuôi thử nghiệm ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) mở ra cho địa phương một nghề mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết vùng cao nơi đây.

Sau gần một năm nghiên cứu điều kiện khí hậu, nguồn nước ở khu vực bản Ca Dưới, xã Na Ngoi, Kỳ Sơn, Đội TNXP Na Ngoi, thuộc Tổng đội TNXP 8 Nghệ An đã lập dự án nuôi thả cá hồi. Các công trình, hạng mục được triển khai xây dựng từ tháng 10 năm 2008, dự kiến hoàn thành vào quý I, năm 2009.

Đội Na Ngoi tiến hành xây dựng 6 ao, mỗi ao 27,5 m2, trước mắt sẽ hoàn thành 3 ao, nuôi thả vào quý I 2009. Theo anh Nguyễn Văn An, Đội trưởng đội TNXP Na Ngoi thì khâu hướng dẫn xây dựng, cung cấp cá giống, kỹ thuật chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đều do Phân viện thủy sản Bắc Trung bộ đảm nhiệm.

Giá hiện tại trên thị trường mỗi kg cá hồi từ 200-250 nghìn đồng. Nuôi cá hồi đòi hỏi tuân thủ kỹ thuật một cách nghiêm ngặt, bể nuôi phải bằng thép chống gỉ, xây hình tròn, nước ao nuôi phải là nước chảy thường xuyên, nhiệt độ từ -5oC đến 22oC là phù hợp nhất. Xét về điều kiện thực tế thì khu vực này nước rất lạnh, cả về mùa hè, nguồn nước suối dồi dào nên thích hợp với việc nuôi thả cá hồi. Hy vọng mô hình nuôi cá hồi ở Kỳ Sơn, Nghệ An sẽ mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế ở những xã vùng cao, khí hậu lạnh quanh năm như Na Ngoi, Mường Lống, Huồi Tụ…, là những vùng cao đặc biệt khó khăn của vùng Kỳ Sơn, Nghệ An.

Xem thêm
Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

Năm 1961, diễn viên trẻ Ngọc Lan tình cờ gặp họa sỹ Ngô Mạnh Lân ở Moscow. Cuộc gặp gỡ định mệnh gắn kết hai nghệ sỹ nhờ mối nhân duyên với Điện Biên Phủ.