| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm cộng đồng bằng những sản phẩm OCOP

Chủ Nhật 13/02/2022 , 08:59 (GMT+7)

Làm việc với tỉnh Thừa Thiên - Huế về phát triển nông nghiệp và công tác phòng chống thiên tai, Bộ trưởng Lê Minh Hoan có những gợi ý rất sâu sắc, thực tế.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đoàn công tác Bộ NN-PTNT làm việc với tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: T.T.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đoàn công tác Bộ NN-PTNT làm việc với tỉnh Thừa Thiên- Huế. Ảnh: T.T.

Còn nhiều khó khăn

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thời gian qua, sản xuất nông lâm ngư nghiệp tỉnh có những bước phát triển khá toàn diện; nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển 03 nhóm sản phẩm là chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh và OCOP.

Trên từng lĩnh vực của ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định; an ninh lương thực luôn được đảm bảo; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư đồng bộ và ngày càng hoàn thiện; đời sống dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.

Nông thôn mới khang trang, khởi sắc ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: T.T.

Nông thôn mới khang trang, khởi sắc ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: T.T.

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng (GRDP) ngành nông nghiệp Thừa Thiên - Huế đạt 3,62%, chiếm khoảng 11,7% trong cơ cấu GRDP của tỉnh; tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ước đạt 7.627 tỷ đồng, tăng 4,4%, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 366 nghìn tấn, tăng 11,6%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 150 triệu USD, tăng 25% so với 2020, trong đó, thủy sản đạt 70 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 80 triệu USD.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh gặp một số khó khăn, cụ thể: Chuỗi cung ứng bị gián đoạn; một số đơn hàng giảm mạnh; chi phí sản xuất tăng cao; trong đó chịu ảnh hưởng trực tiếp là ngành du lịch, hoạt động vận tải; hoạt động đầu tư một số dự án FDI chậm tiến độ,... nên đã làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã đề nghị Bộ NN-PTNT quan tâm hỗ trợ kinh phí để khắc phục, sửa chữa các công trình bị thiệt hại do thiên tai với tổng kinh phí khoảng 2.094 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025; hỗ trợ triển khai dự án nghiên cứu và sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp với kinh phí khoảng 314 tỷ đồng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình đê kè ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: T.T.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình đê kè ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: T.T.

Phát biểu tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch của Bộ NN-PTNT Nguyễn Văn Việt cho biết, tỉnh Thừa Thiên - Huế là địa phương có thu nhập tăng trưởng tương đối cao so với khu vực. Cùng với nhiều lợi thế trong đó như: Toàn tỉnh có 100 ngàn héc-ta đất lâm nghiệp và cũng là địa phương có diện tích rừng sản xuất rất lớn; có vùng đầm phá rộng lớn với hệ sinh thái thủy sản đa dạng…

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ NN-PTNT sản xuất nông nghiệp ở Thừa Thiên - Huế còn một số hạn chế, khó khăn như: Cơ cấu sản xuất còn thấp, diện tích trồng lúa toàn tỉnh chiếm 77% nhưng lúa chất lượng cao chiếm chưa đến 30%; xây dựng NTM so với mặt bằng chung còn thấp. Thách thức thiên tai, bão lũ hàng năm cũng khiến việc sản xuất nông nghiệp ở Thừa Thiên- Huế gặp nhiều bất lợi. Sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM gắn đô thị hóa.

Xây dựng nền nông nghiệp thị trường, bền vững

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao những kết quả tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng.

Bộ trưởng đề nghị, những chương trình phát triển của Thừa Thiên - Huế từ khuyến nông, kinh tế hợp tác, chế biến, phát triển thị trường, kể cả thủy sản, lâm nghiệp phải tư duy tích hợp đa giá trị; sản xuất phải gắn liền với phát triển thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Người nông dân phải tạo ra sản phẩm khác biệt để nâng cao giá trị gia tăng.

Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, địa phương cần đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Cùng với việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cần chú trọng phát triển khu vực kinh tế nông thôn, năng lực cộng đồng dân cư nông thôn; hình thành nhiều mô hình hiệu quả; ứng dụng công nghệ thông minh để mỗi làng, xã đều trở thành mô hình làng, xã thông minh;

Nâng tầm cộng đồng bằng những sản phẩm OCOP, không để nông sản đơn thuần chỉ là thực phẩm mà phải mang nhiều giá trị khác như dược phẩm, mỹ phẩm… từ đó, tạo nên những sản phẩm OCOP thương hiệu;

Cùng với đó, phát huy những lợi thế về rừng bằng việc phát triển rừng đa dụng, đẩy mạnh những mô hình sản xuất hiệu quả.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi thăm hỏi người dân ở huyện vùng núi A Lưới. Ảnh: T.T.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi thăm hỏi người dân ở huyện vùng núi A Lưới. Ảnh: T.T.

Đồng thời, người đứng đầu ngành Nông nghiệp cũng đã đề nghị tỉnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung; đẩy mạnh liên kết theo chuổi giá trị, cũng cố và phát triển tổ chức hợp tác xã để làm hạt nhân trong các khâu liên kết. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; đầu tư hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu sản xuất; phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết, Bộ đang thực hiện việc chỉ đạo chuỗi từ khuyến nông, kinh tế hợp tác… đồng thời phối hợp với các bộ, ban ngành khác để cùng với địa phương thực hiện phát triển một nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác cũng đã có buổi kiểm tra thực tế công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa, bão tại địa bàn tỉnh. Bộ trưởng đánh giá cao công tác phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn của địa phương.

Đồng thời Bộ trưởng cho biết, sau cuộc khảo sát Bộ sẽ phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng chiến lược về phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ gắn với cuộc cách mạng 4.0, công nghệ số; đồng thời, xây dựng quy chế của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống thiên tai về quy chế vận hành hồ chứa, liên hồ chứa giữa thủy lợi và thủy điện.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.