| Hotline: 0983.970.780

Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam bảo đảm an ninh nguồn nước

Thứ Ba 26/04/2022 , 14:48 (GMT+7)

Ngày 26/4, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi tiếp và làm việc với Giám đốc toàn cầu phụ trách lĩnh vực nước của Ngân hàng Thế giới Jennifer Sara.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi tiếp và làm việc với Giám đốc toàn cầu phụ trách lĩnh vực nước của Ngân hàng Thế giới Jennifer Sara. Ảnh: Linh Linh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi tiếp và làm việc với Giám đốc toàn cầu phụ trách lĩnh vực nước của Ngân hàng Thế giới Jennifer Sara. Ảnh: Linh Linh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao sự hợp tác giữa các cơ quan của Bộ nói riêng và Bộ NN-PTNT nói chung với Ngân hàng Thế giới (WB) về lĩnh vực nước trong thời gian qua, mang lại nhiều kết quả thiết thực cho ngành nông nghiệp và người dân.

Bộ trưởng kỳ vọng hai bên tiếp tục con đường để có sự hợp tác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn và có sức lan tỏa mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nông nghiệp, nhu cầu nước sạch của nông thôn.

Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có vấn đề nước.

Trước đây, Việt Nam được coi là quốc gia dồi dào nước song đến thời điểm này, nguồn nước của Việt Nam đang bị ảnh hưởng do các vấn đề ô nhiễm môi trường, tác động từ thượng nguồn sông Mekong, suy giảm tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng, biến đổi khí hậu…

Giám đốc toàn cầu phụ trách lĩnh vực nước của Ngân hàng Thế giới Jennifer Sara ghi nhận quan hệ đối tác bền chặt giữa hai bên trong nhiều dự án của ngành nông nghiệp, giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề như nông nghiệp, phát triển nông thôn, thủy lợi, an toàn đập, quản lý thiên tai…

“Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lúc thừa nước, lúc thiếu nước, tình trạng nước ô nhiễm. Chính vì vậy sự ra đời của Chiến lược an ninh nguồn nước là một nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề, thách thức liên quan đến an ninh nguồn nước và tác động của nó đối với quốc gia”, đại diện WB nói.

Giám đốc toàn cầu phụ trách lĩnh vực nước của Ngân hàng Thế giới Jennifer Sara. Ảnh: Linh Linh. 

Giám đốc toàn cầu phụ trách lĩnh vực nước của Ngân hàng Thế giới Jennifer Sara. Ảnh: Linh Linh. 

WB đang xem xét cách thức đáp ứng và hỗ trợ với các chương trình an ninh nguồn nước cũng như xác định những ưu tiên trong đó vấn đề trữ nước và an toàn đập là những mối quan tâm lớn.

Nhắc đến vấn đề nguồn vốn ODA, một số dự án do nước ngoài đầu tư cho các tỉnh hiện không còn phù hợp. Lĩnh vực nước có tính liên vùng song cơ chế tài chính của Việt Nam hiện đang bị cắt khúc,  tùy vào mức độ sử dụng chính sách của địa phương cho ra hiệu quả khác nhau.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Bộ đang làm việc để trình Chính phủ thiết lập một cơ chế hợp lý để các dự án cho vay trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nước được phủ rộng hơn, không bị cắt khúc cho từng địa bàn trên cơ cở điều kiện hệ sinh thái nước có tính tương đồng và liên hoàn.

Bộ NN-PTNT đã khai trương Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL tại Cần Thơ, và một trong những nhiệm vụ của Văn phòng là điều phối các dự án tài trợ trong khi cơ chế đang bị cắt khúc, giúp phát huy vai trò điều phối, tích hợp, phối hợp của các tỉnh đối với ngành nước và các ngành hưởng lợi từ nước như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… gắn chương trình nước với các chương trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững.

Dự kiến, Bộ sẽ mở thêm Văn phòng điều phối nông nghiệp ở Tây Nguyên trong thời gian tới và Bộ trưởng mong muốn WB sẽ có những hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực nước ở phạm vi rộng hơn.

Bộ trưởng cũng đề nghị WB tư vấn về mặt kỹ thuật và cử các chuyên gia hỗ trợ để chuyển đổi nông nghiệp, cây trồng thích ứng với điều kiện tiết kiệm nước.

Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam, đây cũng là vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước cũng cần quan tâm không kém các dự án tạo nguồn nước khi người nông dân đang khai thác quá mức nguồn nước ngầm, gây sụt lún ở một số nơi như ĐBSCL, gây kiệt quệ nguồn nước.

Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc. Ảnh: Linh Linh

Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc. Ảnh: Linh Linh

"Chúng tôi đã có những chương trình phát triển thủy sản bền vững, trong đó có những mô hình nuôi tôm tiết kiệm nước ở Trà Vinh, giúp cho nước không bị bốc hơi nhiều, có thể tái tạo nguồn nước nuôi tôm… Sự lan tỏa từ các doanh nghiệp lớn tới các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ sẽ đem lại hiệu ứng tích cực, giúp hạn chế việc tranh chấp, xung đột nguồn nước sạch giữa các hộ nuôi", Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Bà Sarah cho biết cần có cơ chế liên quan đến luật và điều chỉnh ngân sách nhà nước để hỗ trợ các dự án liên tỉnh và cấp vùng. WB đã tham gia hỗ trợ Việt Nam trong các dự án an toàn đập, trong đó không chỉ tập trung cải tạo, sửa chữa đập để bảo đảm khả năng trữ nước mà còn tính đến hiệu quả, năng suất sử dụng nước.

WB sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh nguồn nước, bảo tồn, dự trữ nước… Bà cho rằng cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp, sự vào cuộc của khu vực tư nhân.

Bảo tồn nước đóng vai trò quan trọng và phải có cách tiếp cạnh đa ngành như nông nghiệp, du lịch, năng lượng… đòi hỏi tất cả các ngành trong nền kinh tế phải phối hợp khác nhau. WB sẵn sàng việc hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong thực hiện chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia, tuy nhiên bà Sara cho rằng sự tham gia của người dân, tuyên truyền nâng cao nhận thức và áp dụng công nghệ số cũng là những nội dung cần quan tâm để bảo tồn nguồn nước.

Đại điện WB cũng chia sẻ, trong thời gian tới, tổ chức này sẽ hỗ trợ Việt Nam trong triển khai các công nghệ số tiên tiến hiện đang áp dụng ở nhiều nước trong khu vực theo hướng tiếp cận liên ngành, đa ngành đề bảo đảm an ninh nguồn nước cũng như bảo đảm an toàn đập trữ nước và kiểm soát ô nhiễm.

Trả lời câu hỏi của phía WB về ưu tiên của Bộ đối với ngành nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyển từ đơn giá trị sang đa giá trị, đơn dụng sang đa dụng.

“Nếu chỉ nhìn những công trình thủy lợi là nơi tạo nguồn nước thì đó là đang nhìn ở góc độ đơn giá trị. Chúng tôi muốn mở ra không gian rộng hơn ở các công trình, dự án đã có với mô hình tích hợp nhiều vấn đề từ quản trị, phát triển không gian, du lịch, tạo công an việc làm, thí điểm chính sách, hợp tác công tư để tạo nguồn thu, chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy lợi để có hệ thống quan trắc để lên kịch bản ứng phó phù hợp thay vì chỉ dừng lại ở mức độ cảnh báo…”, Bộ trưởng cho biết.

Xem thêm
Thủy lợi - nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Đồng Tháp Các hệ thống thủy lợi nội đồng giúp kiểm soát nguồn nước hiệu quả hơn, nhờ đó nông dân có thể canh tác 3 vụ lúa/năm với năng suất tăng 15% so với trước đây.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số

HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.