| Hotline: 0983.970.780

Những loài chim quý hiếm qua ống kính của nhà hoạt động môi trường

Thứ Ba 07/04/2020 , 14:22 (GMT+7)

Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bộ ảnh của nhà hoạt động môi trường Nguyễn Xanh. Đây là bộ ảnh chụp những loài chim quý đang hiện hữu ở Việt Nam.

Đây là Khướu mào cổ trắng (White-collared Yuhina). Loài chim này chỉ có tại vùng núi cao khu vực Tây Bắc. Khướu mào cổ trắng là loài có kích thước tương đối lớn trong nhóm khướu mào (khoảng 16 cm). Chim nổi bật với mào dựng có mảng trắng lớn, nhiều sọc nhạt màu nhỏ ngang tai, thân trên và ngực trên màu nâu xám, cánh đen và bụng trắng nhạt.

Khướu mào họng đốm (Stripe-throated Yuhina). Ảnh chụp tại dãy núi Fansipang. Phân bố tại các vùng núi cao Tây Bắc và Cao nguyên Lâm Đồng. Khướu mào họng đốm là loài có kích thước lớn trong nhóm khướu mào (khoảng 15cm). Chim có mào màu xám tro, dựng và cong về phía trước, ngực màu nâu nhạt với nhiều sọc đen, bộ lông phần lớn màu nâu xám với sọc vàng đậm ở trên cánh. Chim trống và chim mái giống nhau.

Chích chòe nước đốm trắng (Spotted Forktail) tại Đà Lạt. Loài này phân bố tại vùng núi phía bắc và cao nguyên Lâm Đồng. Đây là loài chim sống định cư dọc theo các suối đá ở vùng rừng núi, nơi có độ cao khoảng 900-2.500m. Loài chim này thường được tìm thấy ở Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam...

Một đôi chim Bách thanh vằn (Tiger shrike). Ảnh chụp tại vườn nhãn ngoại thành Hà Nội. Bách thanh vằn được tìm thấy trong môi trường sống rừng ở khắp phía đông châu Á. Nó là một con chim thường đơn độc nhút nhát, ít bị chú ý hơn so với hầu hết các chim bách thanh khác. Giống như chim bách thanh khác, chúng là loài ăn thịt, chúng ăn động vật nhỏ. Tổ của nó được xây dựng trên cây và chim mái đẻ mỗi lứa 3-6 trứng.

Nuốc bụng đỏ (Red-headed Trogon) chụp tại Di Linh (Lâm Đồng). Bộ lông nhìn chung có màu nâu đỏ. Chim mái và chim đực đều có một hình lưỡi liềm trắng ở ngang trên ngực. Khi bay dễ thấy lông đuôi ngoài màu trắng. Chim trống có đầu mỏ tối và phần thân dưới màu đỏ tươi. Có nhiều sọc lượn sóng màu xám ở lông bao cánh. Chim mái thì đầu và ngực trên có màu nâu nhạt. Có những vằn lượn sóng màu nâu sẫm ở lông bao cánh. 

Loài chim này phân bố khắp các vùng rừng trong cả nước. Độ cao phân bố trong khoảng 50-2.600 mét.

Khướu đầu đỏ má xám (Silver-eared Laughingthrush). Đây là loài đặc hữu vùng Tây Bắc. Rất ít tài liệu nói về loài chim này bởi nó còn tồn tại rất ít trong tự nhiên. 

Hoét mặt đỏ (Japanese Robin) Loài chim này di cư từ phương Bắc về đến Việt Nam. Chim trống có đặc điểm mặt và ngực màu vàng hung tươi rất dễ nhận. Chim mái màu nâu hung nhạt, và không có dải đen ở ngực như chim đực. Loài chim này phân bố chủ yếu ở Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng thường sống trong những khu rừng xanh, độ cao khoảng 1.500m, đôi khi có thể gặp ở vườn.

Một chú Khướu được chụp tại Cao nguyên Lâm Đồng

Chim Cu rốc họng vàng (Golden- Throated Barbet) được chụp tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Loài này hiện đang được phân chia thành loài  2 loại: Psilopogon auricularis được tìm thấy ở Trung và Tây Nguyên trong khi Barbet Psilopogon franklinii vàng được tìm thấy ở miền Bắc.

Chích đớp ruồi mặt đen (Black Faced Warbler) là loài chích nhỏ (chỉ khoảng 10 cm). Chim nổi bật với mảng lông vàng lớn ở lông mày và cổ, mặt đen, đỉnh đầu, gáy và phần ngang ngực trên màu xám nhạt, ngực dưới và bụng màu trắng, và lông bao đuôi dưới hơi vàng. Chim trống và mái giống nhau. Ảnh được chụp tại dãy núi Fansipang.

Khướu đuôi đỏ (red-taild Laughingthrush). Loài chim này phố biến ở các vùng núi phía Bắc và cao nguyên Kon Tum.

Hoét xanh (Blue Whistling Thrush) được chụp tại Tam Đảo. Hoét xanh có bộ lông màu xanh da trời đậm pha tím với những điểm trắng trên thân. Bụng và phần dưới đuôi cùng màu nhưng không có điểm trắng và cánh có tông màu xanh da trời hơi khác so với thân. Mỏ chim có thể màu vàng hoặc màu đen. Chim trống và mái giống nhau.

Chim Đuôi cụt bụng đỏ (Fairy Pitta) là loài di cư từ phương Bắc xuống Việt Nam. Đây là một loài chim dạng sẻ nhỏ. Nó ăn sâu, nhện, côn trùng, sên, ốc. Chim này được phân loại như là dễ bị tổn thương (theo BirdLife International), với số lượng ước tính từ 2.500 đến 10.000 cá thể. Số lượng suy giảm nhanh chóng do nạn phá rừng trong phạm vi sống của nó, chủ yếu do nông nghiệp và lấy gỗ. Ảnh chụp tại Mã Đà (Đồng Nai).

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Ảnh 14:13

Đây là hoạt động ý nghĩa của Quảng Trị Marathon 2024 để bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Ảnh 23:40

Biển Cửa Việt nằm ở vị trí thuận tiện, giao thông đi lại thuận lợi, cách thành phố Đông Hà khoảng 15km về phía đông, thuộc địa phận Gio Việt, huyện Gio Linh.

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Ảnh 14:49

Quảng Trị Marathon 2024 đưa các vận động viên men theo dòng sông Thạch Hãn và qua các địa danh lịch sử hào hùng của đất lửa Quảng Trị.

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

Ảnh 14:26

Trong đêm, sáu nhà dân ở phường Vạn An, TP Bắc Ninh bị sạt lở xuống sông Cầu, nhà chức trách đã di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Ảnh 11:00

Tháng 4, mùa kiến nở rộ đẻ trứng cũng là dịp người dân ở Tuyên Quang đi thu hoạch trứng về làm bánh trứng kiến, món ăn thơm ngon, độc đáo của người vùng cao.

Xem người Mông hái chè Shan tuyết cổ thụ

Xem người Mông hái chè Shan tuyết cổ thụ

Ảnh 07:04

YÊN BÁI Nắng ấm, những lộc trời từ cây chè Shan tuyết cổ thụ trên các dãy núi ở Suối Giàng bật nở, mang đến mùa no ấm cho người Mông nơi đây.

Xem thêm