Những cánh chim hoang dã ở thành phố Hà Nội
Chủ Nhật 05/04/2020 , 09:22 (GMT+7)Ngoài những điểm Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên... người dân có thể quan sát, tìm kiếm được nhiều loài chim hoang dã ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội.
Cá thể Cà Kheo có tên khoa học Black-winged Stilt kiếm ăn ở một khu ruộng trống tại Thanh Trì - Hà Nội.
Cá thể Chìa Vôi trắng “đơn độc” trên một cánh đồng phun thuốc trừ cỏ gần khu vực bãi giữa sông Hồng. Nhiều loài chim hoang dã có chuỗi thức ăn rất rộng, từ các loại côn trùng nhỏ như nhện, giun, dế, các loại bọ... đến các loại động vật lưỡng cư như ếch nhái.
Cá thể Rẽ giun tên khoa học là Common Snipe nấp trong bụi cỏ thấp tại một khu vực canh tác ở Thanh Trì, Hà Nội.
Các loài chim luôn tìm tới các khu vực có nhiều nguồn thức ăn tiềm năng, việc này lý giải phần nào lý do một số khu vực trong thành phố lại có nhiều chim hoang dã tụ tập hơn các khu vực khác.
Một con choắt nhỏ tên khoa học là Common Sandpiper kiếm ăn trong ruộng lúa tại Thanh Trì, Hà Nội.
Đàn Cà Kheo tên khoa học Black-winged Stilt kiếm ăn ở đồng cỏ ngập nước ở Yên Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội.
Việc hạn chế sử dụng các hóa chất, sản phẩm bảo vệ thực vật giúp con người tạo ra nguồn nông, lâm sản sạch mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo môi trường sống tốt cho các loại sinh vật khác.
Ngoài các cá thể Cà Kheo, các ruộng ngập nước còn là nơi tụ tập của nhiều loài chim nước khác như Cá thể Choi choi nhỏ có tên khoa học là Little Ringed Plover.
Một số loại chim chủ yếu ăn hạt, từ các loại hạt cỏ, tới các loại quả dại và cả các loại quả mà con người trồng để làm lương thực, thực phẩm...
Một con Chích đớp ruồi đầu xám tên khoa học Bianchi's Warbler kiếm ăn trên cành cây Bụt Mọc ở công viên Bách Thảo, Hà Nội.
Tại các vùng canh tác nông nghiệp, các khu vực nhiều cây xanh, ít hoặc không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp cho các loại côn trùng, các loại thực vật thảm phát triển hài hòa và đồng đều, tạo ra nguồn, chuỗi thức ăn phong phú cho nhiều loài chim.
Một chú Sẻ bụi đầu đen có tên khoa học Siberian Stonechat vắt vẻo đậu trên một cành khô trên cánh đồng ở Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tại những địa điểm mà "bê tông hóa" chưa phát triển hoặc còn dang dở, những khu vực công viên cây xanh, đồng ruộng, khu canh tác nông nghiệp... xuất hiện những loài chim di cư tạm dừng chân trên đường vạn dặm.
Cá thể Oanh cổ đỏ tên khoa học Siberian Rubythroat đậu trên bụi Điền Ma Mỹ ở Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Không chỉ tạo ra nguồn thức ăn phong phú, hệ thực vật còn cung cấp nơi trú ngụ, trú ẩn cho nhiều loài chim.
Một cá thể Sẻ đồng mặt đen tên khoa học Black-faced Bunting đậu trên thanh sào ở giàn cà chua trên cánh đồng Yên Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội.
tin liên quan
'Biển' đá vùi lấp hơn 50ha đồng ruộng, hoa màu
Lào Cai Trong hơn 150ha diện tích bị vùi lấp dưới 'biển' đá mênh mông, có hơn 50ha ruộng bậc thang của bà con xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, Lào Cai.
Biến vườn quýt hồng Lai Vung thành điểm check in hấp dẫn
Nhờ áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm, quýt hồng Lai Vung đã trở thành địa điểm check in nổi tiếng.
TP.HCM: 14 nhà ga metro số 1 sắp đón khách trải nghiệm
Từ 10 giờ sáng 22/12, 14 nhà ga tuyến metro số 1 sẽ đồng loạt mở cửa để người dân trải nghiệm mà không cần đăng ký trước. TP.HCM miễn phí trong 1 tháng đầu.
Làng hoa lớn nhất Hạ Long tất bật vào vụ Tết
Quảng Ninh Các hộ dân tại làng hoa Đồng Chè đang tất bật chăm sóc vườn hoa, đảm bảo những bông hoa khoe sắc thắm đúng dịp Tết Nguyên đán.
Màn trình diễn ấn tượng của dàn chiến cơ Su-30MK2 trên bầu trời Hà Nội
Sáng 19/12, 7 chiến cơ Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam trình diễn những bài bay mãn nhãn chào mừng lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Cận cảnh 12 đội bóng ngành nông nghiệp tham gia AgriCup 2024
AgriCup 2024 là sự kiện thể thao đáng chú ý, quy tụ 12 đội bóng từ các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.