| Hotline: 0983.970.780

'Những quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia'

Thứ Tư 24/03/2021 , 10:06 (GMT+7)

Sau khi đọc diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ 11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Kỳ họp thứ 11 mang tính cầu nối

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng và chuẩn bị tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Kỳ họp thứ 11 là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV. Đến thời điểm này, chúng ta có quyền tự hào về những thành quả đạt được trong cả nhiệm kỳ. Suốt chặng đường gần 5 năm qua, Quốc hội đã nỗ lực, đoàn kết cùng Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan hoàn thành trọng trách được giao, tạo nên sức mạnh tổng hợp để cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong nhiệm kỳ qua, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Trong nước bên cạnh những thời cơ, thuận lợi còn những khó khăn, thách thức đan xen, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, đặt ra nhiều yêu cầu mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn, thách thức không ngừng cải tiến, đổi mới và luôn hành động vì lợi ích của nhân dân, quốc gia, dân tộc.

“Có thể nói, đây là kỳ họp mang tính cầu nối, góp phần vào việc chuyển giao nhiệm kỳ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết.

Với ý nghĩa như trên, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành các hoạt động:

Thứ nhất, dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, đánh giá công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước. Trên cơ sở đó, sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về tổng kết công tác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021.

Thứ hai, xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn một số nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước để ổn định về mặt tổ chức và cán bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trên cơ sở đó, kiện toàn Hội đồng Bầu cử quốc gia để tiếp tục chỉ đạo công tác bầu cử.

Thứ ba, xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); xem xét, quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Hội trường Diên Hồng - nơi diễn ra phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Hội trường Diên Hồng - nơi diễn ra phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Nghe các báo cáo về: tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 11; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV. Quốc hội sẽ nghe báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng Bầu cử quốc gia từ khi thành lập đến tháng 3/2021; nghiên cứu, xem xét một số báo cáo khác của Chính phủ, trong đó có báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đến nay, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã dành nhiều thời gian, công sức chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các nội dung để trình Quốc hội. Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, chất lượng góp phần vào thành công của kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ này.

Trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: “Những quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới”.

Trong hoạt động lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội khóa XIV đã xây dựng, ban hành một khối lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật.

Trong đó, có những đạo luật giữ vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật, có những luật hoặc chính sách mới lần đầu tiên được ban hành, tác động lớn, toàn diện, sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội, kịp thời đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Trong quá trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, các cơ quan của Quốc hội đã có nhiều đổi mới quan trọng, đề cao trách nhiệm ngay từ khâu lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, thẩm tra đến tiếp thu, chỉnh lý các dự án, dự thảo…

Bên cạnh kết quả đạt được, Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận hoạt động lập pháp còn có những hạn chế như: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn phải điều chỉnh nhiều, trong đó có không ít dự án được bổ sung gần sát kỳ họp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho việc thẩm tra, xem xét, quyết định; vẫn còn tình trạng lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi chương trình.

"Một số luật vẫn còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo"

Việc lấy ý kiến về dự án có một số trường hợp còn hình thức, thời gian lấy ý kiến ngắn, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ; một số dự án có nội dung đánh giá tác động chưa sâu, chưa bảo đảm chất lượng, có chính sách mới được bổ sung nhưng chưa được đánh giá tác động, chưa dự kiến được nguồn lực bảo đảm.

“Một số luật vẫn còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung; một số luật điều chỉnh những vấn đề mới, quan hệ xã hội chưa ổn định nhưng lại quy định quá chi tiết, nên khi thực tiễn thay đổi, đã tỏ ra kém linh hoạt, gây ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng”, bà Ngân nói.

Trong hoạt động giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho biết tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng hoặc bức xúc của cuộc sống. Thông qua hoạt động giám sát đã kịp thời phát hiện hạn chế, bất cập và đưa ra kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương.

Theo bà Ngân, giám sát chuyên đề tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả rõ nét, lựa chọn “trúng” và “đúng” vấn đề. Quốc hội đã tiến hành giám sát 7 chuyên đề liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Cách thức tiến hành được đổi mới, cải tiến, ngày càng bài bản, chuyên nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát.

Việc chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục có nhiều đổi mới, là nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh các nhóm vấn đề chất vấn được xem xét, cân nhắc lựa chọn kỹ, là những vấn đề lớn, bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội.

Các phiên chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, sôi nổi, có tính xây dựng cao. Cách thức chất vấn và trả lời chất vấn được cải tiến theo hướng “hỏi nhanh, đáp gọn”, đã tạo điều kiện để tăng số đại biểu Quốc hội chất vấn, tranh luận, nâng cao chất lượng câu hỏi và câu trả lời.

Trong việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Chủ tịch Quốc hội khẳng định được tiến hành nghiêm túc, công khai, minh bạch, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, phát huy vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

“Kết quả lấy phiếu tín nhiệm không chỉ là thước đo hiệu quả hoạt động của người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, mà còn là nguồn động lực để những người được tín nhiệm cao tiếp tục phát huy, cống hiến, những người chưa được tín nhiệm cao phấn đấu khắc phục khuyết điểm, nâng cao hiệu quả công việc”, bà Ngân nói.

Xem thêm
Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Gia Lai: Học sinh tử vong khi băng qua đường

Khi băng qua đường, em Đ.V.T (học sinh lớp 4 của Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (xã Đông, huyện Kbang) bị xe khách tông và tử vong tại chỗ.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.