| Hotline: 0983.970.780

Những xã NTM nâng cao của Mỹ Đức có thu nhập xấp xỉ 75 triệu đồng/người/năm

Chủ Nhật 20/10/2024 , 12:15 (GMT+7)

3 xã của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội đăng ký về đích NTM nâng cao năm 2024 gồm Thượng Lâm, Hợp Tiến, Hợp Thanh.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn, VietGAP, hướng hữu cơ cũng như đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn, đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của Thượng Lâm đạt trên 75 triệu đồng/người/năm, xã không còn hộ nghèo và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao. Tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM của xã là hơn 334 tỷ đồng trong đó ngân sách thành phố hơn 121 tỷ đồng, ngân sách huyện trên 150 tỷ đồng, và ngân sách xã trên 58 tỷ đồng. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, xã Thượng Lâm đạt 97 điểm đủ điều kiện để được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Ông Hồ Văn Ký, Chủ tịch UBND xã Thượng Lâm khẳng định, để đạt được kết quả khả quan trong việc xây dựng NTM nâng cao trên, ngay từ đầu địa phương xác định rõ nội dung công việc, tổng dự toán ngân sách thực hiện, tính toàn rõ nhu cầu vốn từ các nguồn cho từng công trình, dự án, cũng như thời gian, giải pháp để thực hiện và phân công, phân nhiệm cụ thể cho các đơn vị, cá nhân có liên quan để triển khai. Trong quá trình thực hiện thì thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát cả về tiến độ lẫn chất lượng. Trong thời gian tới, xã cần tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tập trung chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí nâng cao hướng đến tiếp tục xây dựng NTM kiểu mẫu phát triển bền vững với mục tiêu xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Mô hình phát triển kinh tế trang trại. 

Mô hình phát triển kinh tế trang trại. 

Tại xã Hợp Tiến, khi triển khai xây dựng NTM nâng cao, xã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng trên nguyên tắc tận dụng các công trình đã có, chỉ xây dựng mới các công trình chưa có hoặc xuống cấp không đáp ứng yêu cầu để tiết kiệm nguồn lực. Đối với các dự án do xã quản lý, xã tập trung huy động tối đa nguồn ngân sách phân bổ, đẩy mạnh xã hội hóa để đẩy nhanh quyết toán dứt điểm trong năm, không để nợ xây dựng cơ bản. Đối với các công trình dự án khác, xã tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp kết hợp với cơ chế hỗ trợ của xã để hoàn thành các tiêu chí, đến nay xã Hợp Tiến đã đủ điều kiện để TP Hà Nội công nhận về đích NTM nâng cao 2024.

Báo cáo với đoàn công tác của huyện, đại diện UBND Xã Hợp Thanh cho biết, xã Hợp Thanh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới từ năm 2015. Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, địa phương tiếp tục phát động phong trào "Thi đua xây dựng nông thôn mới nâng cao". Từ năm 2021 đến nay, xã Hợp Thanh đã huy động được gần 400 tỷ đồng để xây dựng Nông thôn mới nâng cao, trong đó nhân dân đã đóng góp trên 10 tỷ đồng gồm, hàng nghìn ngày công lao động và hiến trên 500m2 đất thổ cư để xây dựng các công trình văn hóa, công trình công cộng của địa phương...

Hội nghị tập huấn về nông thôn mới.

Hội nghị tập huấn về nông thôn mới.

Hiện nay, xã có 100% đường trục xã, liên xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được bê tông hóa, các tuyến đường trục chính, đường thôn, xóm đều có hệ thống điện thắp sáng, đảm bảo cho nhân dân đi lại. Bên cạnh đó, xã đã chú trọng xây dựng môi trường sáng, xanh sạch đẹp…Xã có đủ trường ở 3 cấp đạt chuẩn quốc gia, 100% các thôn đều có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát. Các công trình phụ trợ cơ bản bảo đảm vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt của nhân dân. Thu nhập đầu người năm 2024 của xã đạt 74,4 triệu đồng/người/năm.

Để NTM không phải chỉ dừng ở cái đích cụ thể mà là một chặng đường không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, huyện Mỹ Đức định hướng xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đối với sản phẩm chủ lực, gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch của địa phương; phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất gắn với sản xuất an toàn thực phẩm.

Phát triển các nghề truyền thống.

Phát triển các nghề truyền thống.

Huyện cũng tập trung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với đó là đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn; thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xây dựng cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp...

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM TP Hà Nội

Xem thêm
Vun trồng cây. Vun trồng người. Vun trồng tương lai

Một cây xanh, một khu rừng không chỉ có giá trị khai thác, chế biến gỗ, mà hơn hết, còn được xem là một nguồn lực thiên nhiên, với tính đa dụng, đa chức năng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xe ô tô tải bất ngờ bốc cháy giữa phố

Gia Lai Chiếc xe ô tô tải đang dừng giữa phố thì bất ngờ bốc cháy, dù đã được người dân xung quanh dập lửa nhưng vẫn không cứu chữa thành công.

Tổ quốc tôi như một con tàu

Hai năm nay tôi đều may mắn được trở lại Cà Mau. Nói trở lại, vì tôi đã từng có mặt ở vùng đất này từ năm 1981 và nhiều lần, sau đó.

Bình luận mới nhất