| Hotline: 0983.970.780

Nuôi bò Úc qua 'lăng kính' chuyên gia Hungary

Thứ Sáu 22/07/2016 , 09:30 (GMT+7)

Trong chuyến công tác gần đây tại trại bò Úc Kiều Phương (huyện Tân Kỳ, Nghệ An), chúng tôi tình cờ gặp Tiến sỹ khoa học Tama’s, một chuyên gia nghiên cứu chăn nuôi bò, lợn của Công ty VITAFORT (Hungary).

Ông đã chia sẻ cởi mở, thú vị về chăn nuôi bò tại Hungary và dự đoán tiềm năng, triển vọng của chăn nuôi bò Úc tại Việt Nam. TS Tama’s cho rằng, giá bò hơi tại Việt Nam quá cao, về lý thuyết, người chăn nuôi lãi lớn và vẫn có thể tăng hiệu quả kinh tế nếu có những thay đổi hợp lý về công nghệ chăn nuôi.

Trại bò Úc Kiều Phương hiện có trên 300 con bò Úc và 230 con bê, 20 lao động thường xuyên làm việc với mức lương trung bình là 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài diện tích 20ha cỏ voi, trang trại chủ yếu thu mua ngô sinh khối làm nguồn thức ăn chính.

Theo tính toán của ông Tô Anh Phương, chủ trang trại Kiều Phương thì mỗi ngày, trang trại cần 13 tấn ngô sinh khối, cỏ voi và bổ sung một lượng thức ăn tinh bột, thức ăn công nghiệp nhất định cho bê tách sữa, bò trong giai đoạn chửa, đẻ.

“Thời gian bò chửa là 10 tháng, đến khi bê tròn 17 tháng thì xuất giống, đạt trọng lượng từ 350 - 400 kg. Bình quân, tổng chi phí cho chu kỳ này gồm thức ăn cho bò, bê khoảng 27 triệu đồng. Với giá bán 120.000 đồng/kg bò hơi xuất giống, tôi thu về 42 - 48 triệu đồng, lãi ròng bình quân khoảng 10 triệu đồng/con. Nếu xuất bò thịt với giá 80.000 - 100.000 đ/kg bò hơi thì cũng thu lãi tương tự nhưng thời gian nuôi dài hơn, bò có thể đạt trọng lượng trung bình 600 kg khi xuất chuồng.

Về điều này, ông Tama’s cho rằng, nuôi bò Úc tại Việt Nam thậm chí còn có thể lãi cao hơn nữa nếu tính toán chi li và đầu tư công nghệ hợp lý. Giá bò hơi ở Việt Nam hiện tại cao gấp 3 lần so với tại Hungary. Ở Hungary, giá nhân công chăn nuôi bò khoảng 1,5 nghìn USD, gấp 5 lần giá nhân công tại Việt Nam nhưng lại phụ trách số lượng bò lớn gấp 8 - 10 lần. Giá ngô sinh khối, cỏ tại Hungary đắt gấp 2 - 3 lần tại Việt Nam do chỉ trồng được đúng 1 mùa, những mùa còn lại cây trồng không phát triển được nhưng công nghệ chăn nuôi tại Hungary tiên tiến hơn rất nhiều. Mỗi con bò được gắn chíp điện tử theo dõi tình hình sức khỏe, dịch bệnh, giám sát khẩu phần thức ăn để bổ sung, điều chỉnh phù hợp.

Vì vậy, bò thịt tại Hungary luôn đảm bảo tăng trọng đồng đều từ 1,4 - 1,6 kg/ngày. Thịt bò tại Hungary xuất khẩu khoảng 90% sản lượng, chủ yếu sang các nước Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia… Điều đáng nói, giá bò hơi tại đất nước 10 triệu dân này chỉ 32.000 đồng/kg.

“Đi một số trang trại, tôi thấy về cơ sở hạ tầng, giá thức ăn xanh ở đất nước các bạn có nhiều lợi thế hơn hẳn đất nước chúng tôi nhưng giá bò hơi lại quá cao. Tôi nghĩ, nếu các bạn chăn nuôi đúng quy trình, tính toán hợp lý thì với giá bò hơi như vậy các bạn có thể lãi cao hơn nữa. Sau khi các bạn nhập bò Úc về nuôi, về mặt con giống, giữa Việt Nam và Hungary sẽ có nhiều điểm tương đồng.

11-10-49_1
Bò Úc tại trang trại Kiều Phương

 

Ví dụ, bình quân các giống bò tại Hungary tăng trọng chừng 1,4 - 1,6 kg/ngày, đạt trọng lượng từ 400 - 600 kg thì xuất chuồng, trọng lượng càng nhỏ thì giá càng cao. Tôi cũng nghe các bạn nói như vậy về tốc độ tăng trọng của bò Úc trên đất nước Việt Nam. Nếu điều các bạn nói là đúng thì nuôi bò thịt ở Việt Nam sẽ lãi lớn hơn nếu phát triển đúng hướng!”, ông Tama’s phân tích.

Tama’s cũng chia sẻ thêm, chăn nuôi bò tại Hungary chủ yếu là chăn nuôi nông trại, quy mô từ 10 - 7.500 con bò. Các giống bò được ưa chuộng tại Hungary là ANGUS, HEREFORD (trọng lượng tối đa là 400 kg); bò xám HGR, LIMOUSIN, CHAROLAIS… (trọng lượng tối đa 600 kg). Bò sinh sản tại Hungary sử dụng tương đối ít thức ăn công nghiệp, chủ yếu chỉ dùng trong thời kỳ chửa, cho bê con bú. Bò thịt sử dụng khoảng 25 - 30% thức ăn công nghiệp. Vào mùa hè, các nông trại đều kết hợp bán chăn thả để tận dụng tối đa nguồn thức ăn tự nhiên giúp chất lượng thịt bò thơm ngon hơn.

“Hungary là một trong những đất nước có trình độ chăn nuôi bò đạt tốp cao tại châu Âu, vượt xa Việt Nam về công nghệ. Tôi nghĩ, đất nước các bạn có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc lớn nhưng phát triển chưa tương xứng. Nếu không sớm thay đổi, đầu tư công nghệ chăn nuôi, giảm được giá bò hơi, các bạn sẽ gặp khó khi gia nhập TPP”, Tama’s cho biết thêm.

+ Tiến sỹ khoa học Tama’s, chuyên gia chuyên nghiên cứu về bò - lợn thuộc Công ty VITAFORT Hungary đến Việt Nam theo chương trình hợp tác, chuyển giao công nghệ với Công ty CP Nông sản Phú Gia có trụ sở tại TP Thanh Hóa.

Ông đánh giá cao tiềm năng phát triển bò Úc tại Việt Nam nhưng về công nghệ chăn nuôi, Việt Nam đang thua xa các nước phát triển. Vì thế, khi gia nhập TTP, chăn nuôi bò ở Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

+ Tại Nghệ An, bò Úc đã được một số trang trại nhập về nuôi bò nái, cung cấp bê giống, bò thịt cho thị trường. Lớn nhất có thể kể đến trang trại chăn nuôi bò Úc vỗ béo của Công ty An Thịnh Khang tại huyện Nghi Lộc với quy mô 3.500 con.

Theo tính toán của các chủ trang trại, hiện tại đang là thời điểm “nóng” về bò giống, bán được giá. Nếu nuôi vỗ béo, bò Úc có thể đạt trọng lượng tối đa 600 kg (bò cái), 1.000 kg (bò đực).

Nghề nuôi bò Úc đang “hot”, có thể hái ra tiền vì cùng thời gian nuôi nhưng trọng lượng bò Úc hơn hẳn các giống bò địa phương trong khi giá bò hơi cũng ngang ngửa với các giống bò khác. Nhận thấy nhu cầu ngô sinh khối của các trang trại đang tăng cao, nông dân một số vùng đã chuyển một số diện tích ruộng cao cưỡng sang trồng ngô, đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng lúa.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm