| Hotline: 0983.970.780

Phận chìm nổi của cầu thủ đắt giá: Người thừa ở tuổi 30

Thứ Hai 23/08/2021 , 11:53 (GMT+7)

Là những cầu thủ có tổng phí chuyển nhượng cao nhất, nhưng sự nghiệp của Neymar, hay Griezmann lại đi xuống sau khi tên họ đi vào lịch sử.

Di Maria từng là cầu thủ đắt giá bậc nhất khi có tổng phí chuyển nhượng lên tới 179 triệu euro vào năm 2015. 

Di Maria từng là cầu thủ đắt giá bậc nhất khi có tổng phí chuyển nhượng lên tới 179 triệu euro vào năm 2015. 

Trong nhiều năm, Zlatan Ibrahimovic được ghi nhận là cầu thủ có tổng phí chuyển nhượng cao nhất lịch sử bóng đá thế giới. Cầu thủ vĩ đại nhất mà bóng đá Thụy Điển từng sản sinh đã kinh qua một loạt đội bóng lớn như Ajax, Juventus, Inter, Barca, AC Milan, PSG và Man Utd. Ở bến đỗ nào, anh cũng để lại dấu ấn đậm nét, giúp các đội sở hữu giành các danh hiệu.

Trải qua 7 lần chuyển nhượng, tổng phí chuyển nhượng của cầu thủ đắt giá Ibrahimovic ngốn từ các đội vào khoảng 169 triệu euro. Đó là một kỷ lục tưởng chừng không thể bị đánh bại vào thời điểm năm 2012, khi kỷ lục chuyển nhượng của một cầu thủ chỉ khoảng 100 triệu euro.

Angel Di Maria là người đầu tiên xô đổ kỷ lục ấy, khi đổi hai đội bóng trong vòng một năm. Hè 2014, anh gia nhập Man Utd, rồi một năm sau cập bến PSG. Chính nhờ hai cú áp phe chóng vánh, tổng phí chuyển nhượng của cầu thủ chạy cánh người Argentina lên tới 179 triệu euro, đứng đầu lúc bấy giờ.

Những tưởng Di Maria sẽ tìm lại niềm vui chơi bóng tại Paris, bên cạnh những đồng hương Nam Mỹ, nhưng vị thế của cầu thủ có biệt danh "Thiên thần" không như mơ. Hai mùa đầu tiên, anh sống dưới bóng của Ibrahimovic. Khi Ibrahimovic đến Man Utd hè 2016, anh lại phải phục vụ Edinson Cavani, rồi kế đó là Neymar và Kylian Mbappe. Danh xưng cầu thủ đắt giá dường như không còn đi cùng Di Maria.

Là thành viên thế hệ vàng của bóng đá Argentina từng vô địch U20 World Cup 2007 và đoạt HCV Olympic Bắc Kinh 2008, nhưng Di Maria luôn ở trong tình trạng có thể bị đẩy đi bất cứ lúc nào để PSG bổ sung một ngôi sao danh tiếng hơn. Trước khi Messi đến PSG hè này, Di Maria từng được đội bóng nước Pháp dùng làm "mồi nhử" Juventus để câu kéo Cristiano Ronaldo.

Sống trong cảnh bấp bênh, không được đảm bảo vị trí, nên thật dễ hiểu Di Maria không bao giờ có thể tái hiện phong độ cao như thời còn chơi cho Real Madrid. Thực tế, ngay trong mùa cuối cùng ở Real, anh cũng bị đẩy đi chơi lung tung, lúc thì chạy cánh phải, khi lại bó vào trung lộ chơi như một tiền vệ trung tâm. Sau khi trở thành cầu thủ có tổng phí chuyển nhượng cao nhất thế giới vào năm 2015, số phận cũng không buông tha Di Maria. Số trận đá chính qua từng mùa cứ giảm dần với tiền vệ sinh năm 1988.

Từ năm 2018, khi chớm tuổi 30 - giai đoạn đỉnh cao của cầu thủ thời hiện đại - Di Maria buộc phải hài lòng với vai trò dự bị chiến lược. Mùa này, anh mới ra sân vỏn vẹn 9 phút, và nhiều khả năng phải dự bị dài dài khi Messi đạt 100% thể lực ra sân.

Nhiều người tin rằng, điểm lùi trong sự nghiệp của Di Maria là lúc bị Real Madrid chối bỏ năm 2014. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn lại thực tế, rằng anh đã từ bỏ cuộc chiến giành vị trí tại Man Utd quá sớm. Nếu nhiệt tình hơn, biết đâu anh đã trở thành một số 7 huyền thoại trong lịch sử đội bóng Anh, thay vì phải bôn ba sang PSG.

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm