| Hotline: 0983.970.780

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định:

Tăng cường nguồn lực đảm bảo an ninh nguồn nước

Thứ Tư 06/10/2021 , 09:09 (GMT+7)

Nguồn nước nội sinh có xu hướng càng ngày càng ít đi. Trong khi đó, nguồn nước bên ngoài chảy vào lãnh thổ Việt Nam chiếm tới 63%....

Đề án An ninh nguồn nước được chuẩn bị công phu

Cho ý kiến về tờ trình của Chính phủ về đề án Đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, chia sẻ: “Tôi cảm nhận Chính phủ đã chuẩn bị đề án hết sức công phu, trải qua một quá trình rất dài và đã lấy ý kiến rộng rãi, nghiên cứu hồ sơ tài liệu rất kỹ”.

Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định (phải) cho ý kiến về tờ trình của Chính phủ về Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh: Minh Phúc.

Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định (phải) cho ý kiến về tờ trình của Chính phủ về Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh: Minh Phúc.

Ở góc độ quan điểm cá nhân, ông Nguyễn Khắc Định cho rằng, an ninh nước có vai trò hết sức quan trọng và có lẽ đây là lần đầu tiên được đưa ra Quốc hội để xin ý kiến. Vấn đề này rất xứng đáng để Quốc hội ra một nghị quyết chuyên đề.

“Trước đây người ta nói tiềm lực của Việt Nam có con người và đất đai, nhưng bây giờ phải nói rằng nguồn lực của Việt Nam là con người, đất đai và nước. Nhiều chục năm sau, chúng ta sẽ thấy nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý và dần dần sẽ rất là hiếm”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói.

Ông chia sẻ thêm, 98% lượng nước toàn cầu là nước biển, chỉ có 2% là nước ngọt. “Tôi cho rằng, chương trình đầu tư công để đảm bảo an ninh nguồn nước mà Chính phủ đề nghị ở đây phải lớn và quan trọng như một chương trình mục tiêu quốc gia. Vì nước phải được coi nước là nguồn lực quan trọng của quốc gia. Đây là quan điểm rất đúng, chúng ta phải chủ động nước trong mọi tình huống”.

Ở Việt Nam, nguồn nước nội sinh chỉ chiếm 37% tổng lượng nước quốc gia. Nguồn nước nội sinh có xu hướng càng ngày càng ít đi. Trong khi đó, nguồn nước bên ngoài chảy vào lãnh thổ Việt Nam chiếm tới 63%, do đó Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh “cả hai nguồn nước này đều quan trọng và chủ đạo. Nó không thay thế được cho nhau”. Chúng ta phải tận dụng, khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nước trong lãnh thổ Việt Nam.

Về quan điểm “an ninh nước góp phần bảo đảm an ninh quốc gia”, ông Nguyễn Khắc Định rất đồng nhưng bổ sung thêm: “An ninh nước góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và phòng chống, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai". Bởi Việt Nam cam kết với Nghị định Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính và phòng chống biến đổi khí hậu, chứ không chỉ thích ứng.

Ông kể: “Trước đây tôi làm ở Văn phòng Chính phủ, phục vụ các lãnh đạo đi tham gia các hội nghị biến đổi khí hậu thì thấy rằng, nước mình phát thải khí nhà kính cũng lớn lắm chứ không phải thường đâu. Phát thải khí nhà kính không chỉ ở khu công nghiệp mà nông nghiệp cũng phát thải rất nhiều. Đấy là phân của các loại gia súc, gia cầm thải ra môi trường mà không được xử lý đúng cách; ruộng lúa, ruộng bùn cũng phát sinh rất nhiều khí metan... Do đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng là giảm phát thải khí nhà kính”.

Phải bảo đảm an toàn tất cả hồ, đập

Hiện nay, ngay cả các nước giàu trên thế giới cũng rất khó (thậm chí là không thể) bảo đảm đủ nguồn lực để giải quyết các vấn đề an ninh nguồn nước. Việt Nam cũng vậy, chúng ta chỉ nên đặt mục tiêu khiêm tốn, đó là không ngừng tăng cường nguồn lực đảm bảo an ninh nguồn nước, đặc biệt là an toàn đập, hồ chứa nước và giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, đồng thời tăng cường xã hội hóa tham gia của người dân.

 

Về mục tiêu Chính phủ đưa ra trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là “bảo đảm an toàn tuyệt đối đập, hồ chứa nước quan trọng”. Ủy viên Thường vụ Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, chúng ta phải “bảo đảm tuyệt đối an toàn các hồ đập, hồ chứa nước chứ không chỉ những đập, hồ chứa quan trọng mình mới bảo vệ. Hiện nay chúng ta có khoảng 7.800 hồ đập, 3.450 con sông trên 10km, cái này phải bảo vệ hết”.

Trong giai đoạn tới, chúng ta cũng cần bảo vệ tất cả nguồn nước, từ nguồn cung cả nước ngầm và nước mặt. Ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên được đánh giá có nhiều nước ngầm nhưng hiện nay người dân khai thác và sử dụng rất nhiều.

“Tôi xem danh mục các nhà máy nước của cả nước, thì có những nơi 100% là hút lên từ nước ngầm. Rồi có những nơi vừa sử dụng nước mặt vừa sử dụng nước ngầm. Vậy thì không bảo vệ nguồn nước ngầm, nó sẽ bị cạn kiệt, suy thoái. Thực tế có nơi đào mấy mét đã có nước ngầm, nhưng có chỗ khoan 40 – 50m ở khoảng rỗng dưới đất và đá, mà cứ khoan bừa bãi, khoan tầng nọ xuyên sang tầng kia, gây nguy cơ ô nhiễm. Cho nên phải bảo vệ tầng nước ngầm”, ông Định cảnh báo.

Xem thêm
Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cá mặt quỷ có tuyến nọc độc lớn nhất trong các loài cá

Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, cá mặt quỷ có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm