Đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng Tây Nguyên
Tây Nguyên có trên nửa triệu ha cà phê được trồng chủ yếu trên đất đỏ Bazan với những đặc tính lý hóa điển hình, tầng canh tác dày hàng mét, độ xốp cao, thoát nước tốt, địa hình đồi xoài, độ phì tiến tăng cao.
Tây Nguyên cũng là vùng có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, tương đối ổn định, bình quân từ 20 - 30 độ C với hai mùa rõ rệt. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau.
Thông thường, các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông mùa mưa thường xuất hiện sớm hơn các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum từ 15 - 20 ngày. Sự phân bố diện tích cà phê cũng khác nhau, theo thống kê, Đắk Lắk có diện tích lớn nhất khoảng 190.000ha, sau đó là Lâm Đồng 150.000ha, Đắk Nông 115.000 và Gia Lai gần 100.000ha.
Cây cà phê ở Tây Nguyên được trồng rất sớm, từ năm 40 của thế kỷ trước nhưng phát triển ồ ạt từ sau ngày giải phóng 1975.
Với lợi thế về khí hậu, thỗ nhưỡng sau khai phá rừng trồng cà phê có năng suất, chất lượng rất cao, tuy nhiên do khai thác quá mức lại đầu tư quá nhiều phân hóa học chủ yếu các loại phân chua, thiếu các loại dinh dưỡng trung vi lượng thời gian dài không được bón, cộng thêm là sự rửa trôi mất màu do đất dốc, giảm sút thực bì bảo vệ đất, đã làm cho đất bạc màu, chua mạnh, nghèo kiệt dinh dưỡng trung, vi lượng làm cho năng suất, chất lượng cà phê giảm sút mạnh.
Số liệu từ các kết quả nghiên cứu
Nhiều công trình nghiên cứu do Viện khoa học Nông nghiệp Tây Nguyên thực hiện: Nghiên cứu đất, nghiên cứu so sánh hiệu lực, hiệu quả các loại phân bón cho cây cà phê, nghiên cứu các biện pháp quản lý, bảo vệ đất trồng cà phê… Đã xác định đất cà phê trồng rất chua pH < 4,4 (cây cà phê ưa pH từ 4,5 - 5,5), nghèo đến rất nghèo canxi (CaO), magie (MgO), Silic (SiO2) và 6 loại chất vi lượng Bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), Đồng (Cu), Co ban (Co), Sắt (Fe)…
Từ những kết luận về đất, kết quả đề tài cũng xác định hiệu quả vượt trội, rất khác biệt của phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cà phê trên đất Tây Nguyên so với các loại phân bón khác.
Theo Tiến sĩ Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên: Hiệu suất của 1kg P2O5 trong phân lân Văn Điển đạt bình quân 31,6 kg cà phê nhân tăng 11,2% so với đối chứng (các loại phân lân khác).
Thí nghiệm liên tục 10 năm liền trên cây cà phê vối ở đất đỏ bazan, nguyên nhân được cho là đất Tây Nguyên thiếu hụt quá trầm trọng các loại dinh dưỡng đó là CaO, MgO, SiO2 và vi lượng, khi bón phân lân Văn Điển hàm lượng P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24% và 6 loại vi lượng bổ xung tức thì các yếu tố này cho cây trồng, nên hiệu suất rất cao đáp ứng nhu cầu của cây cà phê, Lân P2O5, CaO, MgO, SiO2 vi lượng với lượng lớn phát triển bộ rễ tơ hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời tăng cường thấp thu ánh sáng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein đủ dinh dưỡng nuôi trái.
Ngược lại, các loại phân lân khác chỉ cung cấp đơn độc lân mà thiếu hoàn toàn CaO, MgO, SiO2 vi lượng nên hiệu suất thấp.
Cũng theo tiến sĩ Trương Hồng cùng với phân lân Văn Điển, phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cũng hiệu quả vượt trội, trên cây cà phê, do dược sản xuất từ phân lân Văn Điển làm nền phối hợp thêm đạm, kali, thông qua công nghệ vê viên tạo hạt, phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây cà phê được tối ưu hóa cân đối về dinh dưỡng từ đa lượng N – P – K đến trung lượng CaO, MgO, SiO2, S và vi lượng B, Zn, Cu, Mn…
Các thực nghiệm tại nhiều nhà vườn ở Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Đức Trọng (Lâm Đồng), hiệu quả năng suất của phân ĐYT NPK Văn Điển tăng 1,6 - 1,8 lần so với phan bón NPK khác (cùng mức giá trị đầu tư), những kết luận khoa học nhanh chóng được khuyến cao ngay từ năm 2000, thông qua các lớp hội thảo cho các chủ nhà vườn trồng cà phê, các đại lý xã ấp, người dân áp dụng tốt được lan tỏa nhanh chóng ra các địa phương, chất lượng hạt cao do sử dụng phân bón Văn Điển bán được giá, dễ tiêu thụ cũng là động lực kích thích mở rộng sử dụng phân bón Văn Điển trên đất Tây Nguyên.
Theo thống kê tại Đắk Lắk có đến trên 72% số nhà vườn sử dụng phân bón Văn Điển trong 10 năm gần đây, còn ở Gia Lai cũng đạt 68%, Đắk Nông 65%, Lâm Đồng 59%. Người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên thuộc làu những tính chất nông học của phân Văn Điển.
Tiếng nói từ nông dân
Ông Nguyễn Tiến Tiền, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết: Tôi canh tác 3 ha cà phê 10 tuổi, những năm qua thử nghiệm nhiều loại phân nhưng chỉ có bón phân Văn Điển khép kín là hiệu quả cao nhất, phân bón Văn Điển rất thích hợp cây cà phê trên đất Ba zan sỏi cơm, tốt bền ít mất màu khi mưa lớn, cây lá mỡ bóng, khỏe mạnh, sức đề kháng sâu bệnh tốt hơn rất nhiều, năng suất năm nào cũng cao và chất lượng nhân tốt, 90% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, thu lời cao.
Ông Tiền còn giải thích thêm đề đạt hiệu quả cao phải chú ý kỹ thuật bón, kinh nghiệm gia đình tôi thường sử dụng như sau: Sau thu trái dọn sạch cỏ vườn, cành vượt, tiến hành đào rạch quanh hình tán cây sâu 20 - 25cm, rộng 10 - 15cm, dùng phân lân Văn Điển 1,5 - 2,0kg/cây cộng thêm 0,5kg ĐYT NPK 10.10.5 Văn Điển cùng với 10 – 15 kg phân bò hoai mục, rải đều vào rãnh xong lấp đất lại tưới ẩm, chu kỳ 2 - 3 năm bón phân hữu cơ một lần.
Còn bón thường niên vào đầu mùa mưa bón 1,0 - 1,5 kg/cây lân Văn Điển kết hợp 0,7 – 1,0 kg ĐYT NPK 12.5.10 hoặc ĐYT NPK 13.3.10 giữa mùa mưa bón 1,5 - 2,0kg ĐYT NPK 12.8.12 hoặc ĐYT NPK 12.7.20, đợt cuối mùa mưa bón 0,8 - 1kg/cây ĐYT NPK 12.17.20, những vườn không chủ động tưới vào mùa khô thì bón thêm lân Văn Điển cho mỗi cây từ 1 - 1,5 kg thay đợt bón mùa khô, duy trì bộ lá khỏe cho cành bánh tẻ ra trái sai năm sau.
Ở thị trấn Chư Sê này có hơn 600a cà phê đều dùng phân Văn Điển. Tại vùng trọng điểm cà phê của tỉnh Đắk Lắk là thị xã Buôn Hồ đất đỏ Ba zan điển hình và cây cà phê ở đây cũng rất phù hợp phân Văn Điển, do đất quá tơi xốp khi bà con bón các loại phân tan nhanh, rửa trôi mạnh, cây trồng rất “đói” các chất dinh dưỡng trung vi lượng, bón phân Văn Điển đầy đủ dinh dưỡng lại cân đối theo sinh lý của cây nên cà phê khỏe, lá dày xanh bóng, cành bánh tẻ mập, kháng sâu bệnh cao, năng suất, chất lượng nhân vượt trội.
Bà Hoàng Thị Thơm xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ tâm sự: Cư Bao có trên 1000ha cà phê hầu hết đang thời kỳ kinh doanh từ 10 - 20 năm tuổi, hiện nay phân bón Văn Điển đứng đầu về hiệu quả trên cây cà phê.
Trên 90% nhà vườn ở đây dùng phân Văn Điển, cây khỏe, tốt bền năng suất chất lượng tốt, ổn định, hơn 10 năm qua đều đạt năng suất cao, thu lời lớn góp phần thay đổi đời sống bà con nông dân, gia đình tôi có 4 ha cà phê hoàn toàn sử dụng phân bón Văn Điển suốt 12 năm và hiện nay vẫn đang dùng với chi phí trên ha vừa phai so với các loại phân khác nhưng lời cao, sản phẩm dễ bán, các doanh nghiệp ở Đắk Lắk thu mua xuất khẩu đều ưa chuộng ký hợp đồng tiêu thụ 100% sản phẩm.
Còn với cây cà phê ở xã Đắk Hòa huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông bà Huỳnh Thị Long bộc bạch: “Gia đình tôi có 1,8ha cà phê đang thời kỳ kinh doanh (12 năm tuổi), trước đây đã dùng nhiều loại phân nhưng hiệu quả chưa cao, từ năm 2012 tham dự hội thảo phân bón Văn Điển thấy có nhiều ưu điểm, gia đình dùng thử 0,2ha thấy tốt, năm sau cả 1,8 ha bón phân Văn Điển, đất trồng cà ở Đắk Hóa hầu hết là đất xám nghèo màu, phân bón Văn Điển rất tốt cho cây cà, nhiều nhà vườn cây già yếu nhưng sau bón phân Văn Điển 2 – 3 năm đã trẻ lại, cho năng suất cao.
Ở Đắk Hòa có gần 150 ha cà phê hiện nay hầu hết sử dụng phan Văn Điển, kinh nghiệm của nhà vườn chúng tôi là: Lân Văn Điển dùng bón 2 đợt: Đợt 1 bón cuối mùa mưa để dưỡng cây qua mùa khô ra bông, đậu trái thay vì bón mùa khô vì ở đây khó nước tưới. Đợt 2 bón đầu mùa mưa kết hợp phân đa yếu tố NPK 12.8.12 và các đợt giữa mùa mưa, cuối mùa mưa đều dùng ĐYT NPK 12.7.20, phân bón Văn Điển đã thành tập quán canh tác cà phê củ bà con các dân tộc nơi đây”.
Còn tại huyện Lâm Hà có gần 30.000 ha cà phê, ông Nguyễn Đức Thành xã Tân Hòa, cho hay: “Trong nhiều loại phân sử dụng cho cây cà phê ở Tân Hà thì bà con thích nhất là phân Văn Điển, cà phê được bón phân Văn Điển cây mập, vở nhẵn, lá dày, rất ít sâu bệnh, năm nào gia đình tôi và bà con trong xã dùng phân Văn Điển đều được mùa, phân tốt, đầy đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng đặc biệt phân lân Văn Điển thì “vô địch” cây khỏe, trẻ dai và trái hạt đẹp, chất lượng cao, ở Tân Hà quy trình thâm canh cà phê theo VietGAP phải được bón phân Văn Điển, gia đình tôi có 2 ha, 8 năm qua dùng phân Văn Điển, cà tốt, trái sai, chất lượng nhân đạt 95% xuất khẩu.
Tìm hiểu thêm chúng tôi trao đổi với ông Nguyễn Hữu Luận, Giám đốc Công ty TNHH MTV Minh Tân có địa chỉ 11 Lê Đại Hành, TP. Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk, ông cho biết: “Các tỉnh Tây Nguyên có hơn nửa triệu ha cà phê trồng trên đất Bazan, đất xám có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều hạn chế như chua, thiếu trầm trọng lân, vôi, magie, silic, vi lượng mà chỉ có phân bón Văn Điển mới bù đắp lại được và đó chính là sự khác biệt làm tăng năng suất, chất lượng cà phê trên đất Tây Nguyên.
Mỗi năm công ty cung ứng hàng chục vạn tấn lân và NPK Văn Điển chủ yếu cho cây cà phê và cây hồ tiêu ở Tây Nguyên, thị phần phân bón Văn Điển cao nhất trong các loại phân bón cung ứng cả cùng. Phân bón Văn Điển chất lượng tốt, ổn định, giá cả cạnh tranh chất lượng cao. Phân bón Văn Điển đã góp một phần quan trọng nâng cao đời sống của bà con các dân tộc và xây dựng nông thôn phát triển vùng Tây Nguyên.