Tháng ba ngắm hoa gạo, nhớ quê nhà da diết!
Thứ Tư 04/03/2020 , 14:29 (GMT+7)Với làng quê Việt Nam, ngoài cây đa, bến nước, sân đình, thì gốc gạo đầu làng cũng là một mảnh hồn quê in đậm theo trí nhớ của những đứa con tha hương.
Để rồi, mỗi khi tháng ba về, mỗi khi hoa gạo lập lòe thắp lửa trên cành, người ta lại nao nao nhớ về nơi mình đã gắn bó thuở ấu thơ…
Tháng ba, bất chợt giữa đám lá xanh bỗng lập lòe ánh lửa gạo, báo hiệu một mùa hoa mới. Dù ở bất cứ nơi nào, khi trổ bông, hoa gạo cũng rực rỡ, vì cây cao hơn cả, như muốn vượt lên thắp sáng bầu trời.
Các cụ xưa thường nói: Thần cây đa, ma cây gạo, để chỉ dấu những nơi linh thiêng, mang theo những giai thoại về làng quê. Theo lý giải của nhiều bậc cao niên, đa và gạo là loại cây to, sống khỏe nên thường được trồng ở những nơi đền đài, đình chùa. Thế nên, ngoài đa, cây gạo cũng thường được trồng ở những nơi thờ tự của làng.
Xưa chúng tôi thường được nhắc nhở, không bẻ cành ném hoa gạo, hoa đại trong đình chùa kẻo các ngài quở. Vì vậy, trong ký ức, cây gạo là nơi linh thiêng, không được bén mảng tới gần. Có chăng, dịp nào theo bà ra đình mới dám nhặt vài bông gạo rụng để lén lút chơi. Nếu nhặt được nhiều hoa, thì xâu lại đeo vào cổ, nhưng về gần đến nhà là phải bỏ ra.
Ngày nay quan niệm đã khác xưa. Dù ở nơi thâm nghiêm, hay chốn dân dã, gốc gạo là nơi thân quen của bọn trẻ nô đùa mỗi khi chiều về. Chẳng thế mà ta dễ dàng bắt gặp cảnh, dưới gốc gạo đám trẻ tụm năm tụm ba, trên ngọn cao, chim chóc cũng kéo về ríu rít, tạo ra những âm thanh đặc trưng của chốn thôn quê.
Đâu đó, bắt gặp một vài đứa trẻ đang ấp bông hoa vào tay khum khum, như muốn thổi lên những đốm lửa trong buổi chiều tắt nắng. Ấy cũng là lúc trong ta bừng lên những kỷ niệm thời ấu thơ, bên gốc gạo đầu làng.
Hoa gạo được ví là hoa của làng quê, vậy nên nó cũng lặng lẽ mà chả ai để ý đến. Chỉ những người thuở bé từng nhặt hoa gạo, sẽ luôn nhớ về những đài hoa năm đỏ cứ bừng lên như lửa, nhớ về những cô bạn áo trắng thuở thiếu thời.
Rồi một ngày, giữa chốn phố thị ồn ào, bất chợt ta gặp sắc đỏ hoa gạo lập lòe đâu đó, mà trong lòng lại nhớ về quê da diết. Khi đó, ta sẽ nhủ thầm: “Tháng 3 đã về rồi, cây gạo quê mình đã nở chưa?”
tin liên quan
Nhộn nhịp chợ đào Tết trên cao nguyên Mộc Châu
Sơn La Không khí Tết rộn ràng trên cao nguyên Mộc Châu, Vân Hồ, nơi sắc đào thắm hồng xen lẫn sắc mận trắng tinh khôi và tình người ấm áp xua tan giá lạnh miền núi.
Xếp hàng mua gà ngậm hoa trên 'phố nhà giàu'
Tại chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều người đã có mặt ngay từ sáng sớm để mua gà tiên ngậm hoa, chuẩn bị cho lễ cúng ông Công, ông Táo.
Thủ phủ hành tỏi rộn tiếng cười ngày cuối năm
Nếu bán kịp trà sớm, người trồng hành có thể lãi đến 12 triệu đồng/sào. Vào cuối tháng chạp, giá giảm nhưng lợi nhuận vẫn được giữ ở mức 6-8 triệu đồng/sào.
Nhóm bạn trẻ 11 năm liền hỗ trợ đưa ông Táo lên trời
11 năm qua, các bạn trẻ của Nhóm Cá Chép luôn có mặt mỗi dịp Tết ông Táo, hỗ trợ người dân thả cá với thông điệp 'Thả cả đừng thả túi nilon'.
Làng rèn 300 năm tuổi ngày đêm đỏ lửa dịp cận Tết
Quảng Ngãi Từ sáng sớm đến tối mịt, làng rèn truyền thống ở xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa để kịp sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT dâng hương, thả cá tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 21/1, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT dâng hương tưởng niệm và thả cá nhân dịp Xuân Ất Tỵ tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.