| Hotline: 0983.970.780

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam:

Thông điệp về một quốc gia có trách nhiệm với an ninh lương thực toàn cầu

Thứ Sáu 01/12/2023 , 15:52 (GMT+7)

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 chủ đề 'Green Rice for Life - Gạo Xanh, Sống Lành' được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang từ ngày 11-14/12.

Ngày 1/12, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT và tỉnh Hậu Giang tổ chức họp báo thông tin về Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Phương Thảo.

Ngày 1/12, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT và tỉnh Hậu Giang tổ chức họp báo thông tin về Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Phương Thảo.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng lúa gạo Việt Nam nói riêng đã tạo dựng hình ảnh, dấu ấn rõ nét và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Việt Nam, từ một đất nước khó khăn, đến nay đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với lượng gạo xuất khẩu hàng năm từ 6 - 7 triệu tấn.

Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng lương thực, thực phẩm toàn cầu như hiện nay, vị thế và vai trò ngành lúa gạo càng trở nên quan trọng và ý nghĩa với an ninh lương thực toàn cầu.

Sự mở cửa và tham gia sâu vào thị trường quốc tế đã đem lại động lực, khuyến khích nông dân và các thành phần tham gia chuỗi giá trị về lúa gạo, đầu tư và phát triển, giúp ngành lúa gạo ngày càng đạt hiệu suất cao.

Thông tin tại buổi họp báo Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, với chủ đề “Green Rice for Life - Gạo Xanh, Sống Lành” sáng 1/12 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung cho biết, Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam (gọi tắt là Festival - PV) được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang và các đơn vị liên quan tổ chức tại Hậu Giang từ ngày 11-14/12.

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, đây là sự kiện ý nghĩa, quan trọng, khẳng định vai trò, định vị ngành hàng lúa gạo Việt Nam trong nước cũng như khu vực quốc tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người dân, doanh nghiệp trong nước tiếp cận với những thành tựu, công nghệ, giải pháp của các nước tiên tiến để phát triển ngành hàng lúa gạo trong thời gian tới. Đặc biệt, sự kiện này cũng để bạn bè thế giới, và cả người dân trong nước hiểu được về những thành tựu mà ngành lúa gạo Việt Nam đã đạt được trong suốt thời gian vừa qua.

Thứ trưởng Hoàng Trung kỳ vọng, các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài cùng đồng hành với Bộ NN-PTNT, ngành nông nghiệp nói chung, ngành lúa gạo nói riêng và tỉnh Hậu Giang để thông tin đến với người dân và bạn bè quốc tế về ngành lúa gạo Việt Nam, cũng như về một Việt Nam - quốc gia có trách nhiệm tham gia hệ thống lương thực, thực phẩm toàn cầu minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, Festival lúa gạo Việt Nam lần đầu tiên được nâng tầm quốc tế, đây vừa là vinh dự, niềm tự hào người dân tỉnh Hậu Giang, nhưng cũng thể hiện trách nhiệm to lớn. Do đó, tỉnh Hậu Giang đã tập trung toàn lực, phối hợp với Bộ NN-PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị liên quan để chuẩn bị một cách tốt nhất cho sự kiện này với nhiều cuộc hội thảo, trình diễn, trưng bày, triển lãm… mang tầm quốc tế.

Festival có sự tham gia của quan chức Bộ Nông nghiệp một số nước trên thế giới, với khoảng 200 đại biểu quốc tế tham dự và phát biểu, tham luận tại các cuộc Hội nghị, hội thảo. Với những chia sẻ kinh nghiệm, những giải pháp, đề xuất của các chuyên gia lúa gạo hàng đầu trong và ngoài nước tại các sự kiện xung quanh Festival quốc tế lần này được kỳ vọng sẽ giúp ngành hàng lúa gạo Việt Nam tiến thêm những bước phát triển bền vững.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cho biết, lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật quy mô lớn diễn ra vào tối 12/12 được kỳ vọng là điểm nhấn hấp dẫn của Festival. Tiếp đến là triển lãm "Con đường lúa gạo Việt Nam" tại bờ kè Kênh xáng Xà No (TP Vị Thanh).

“Con đường lúa gạo Việt Nam không chỉ góp phần truyền đi thông điệp Festival lúa gạo mà còn là nơi đưa khách tham quan đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi khám phá, trải nghiệm quá khứ, hiện tại, tương lai của lúa gạo Việt Nam. Con đường lúa gạo thể hiện quá trình trồng lúa Việt Nam từ lúc sơ khai đến thời đại nông nghiệp 4.0. Cuối con đường là bản đồ lúa gạo (ngang 3m, cao 9m) được làm từ lúa đặc sản, đặc trưng của 63 tỉnh thành cả nước”, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang thông tin.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Festival còn có triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội, sản xuất lúa gạo của các tỉnh thành cả nước; triển lãm chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo; triển lãm "Lúa gạo Việt - Thương hiệu Việt - Tự hào của người Việt"; triển lãm "Lúa gạo quốc tế", triển lãm "Nông nghiệp số - Nền tảng phát triển bền vững"; triển lãm "Nông nghiệp xanh - Công nghệ sạch"; triển lãm của ngành "Ngân hàng phục vụ sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới"; triển lãm ngành du lịch…

Dự kiến tại Festival sẽ mời Tổ chức Guiness Việt Nam xác lập 3 kỷ lục Việt Nam: sự kiện công diễn và chế biến 200 món bánh làm từ gạo nếp; Con đường lúa gạo Việt Nam; Bản đồ lúa gạo đặc sản Việt Nam.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...