| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo 701 và gặp mặt Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam

Thứ Ba 07/08/2018 , 15:10 (GMT+7)

Ngày 7/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban kể từ khi chính thức ra mắt vào tháng 4/2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những nỗ lực của Ban Chỉ đạo 701 đã chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 đạt được nhiều tích cực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Ban đã chỉ đạo việc điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1; đã chỉ đạo thực hiện, hoàn thành việc xử lý chất độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng và bàn giao 29 ha đất sạch để sử dụng mở rộng sân bay Đà Nẵng phục vụ Hội nghị APEC và phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Về việc này, Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá và công bố chính thức kết quả dự án.

Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án “Điều tra giải mã các đơn vị lực lượng vũ trang hoạt động trong các vùng bị quân đội Mỹ phun rải dioxin tại Việt Nam”. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hỗ trợ thí điểm mô hình trợ giúp sinh kế nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng tại một số địa phương.

Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại cần lưu ý như công tác xử lý bom mìn, chất độc hóa học đạt kết quả thấp so với quy mô, yêu cầu thực hiện; chưa làm chủ được công nghệ xử lý chất độc hóa học/dioxin; giải quyết chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương… Thủ tướng nhấn mạnh, phải luôn xác định công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học là nhiệm vụ cấp bách, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc của một đất nước bị chiến tranh nhiều năm.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng bản đồ ô nhiễm dioxin và bom mìn. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chế độ chính sách khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học trực tiếp cho các đối tượng, nhất là hỗ trợ y tế, việc làm cho nạn nhân và người có liên quan. Việc hỗ trợ này phải bảo đảm chính xác, đúng đối tượng, không để sót ai. Đồng thời, Ban Chỉ đạo cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế.

Thủ tướng giao cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 701 tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn chỉnh chương trình công tác của Ban trong thời gian tới.

* Cũng trong ngày 7/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ân cần gửi lời thăm hỏi đến toàn thể Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 57 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (1961-2018) và Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10/8).

Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những kết quả đạt được và sự nỗ lực của Hội trong thời gian qua, với nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả, nhất là việc hỗ trợ các nạn nhân cùng gia đình. Vị thế, uy tín của Hội ngày càng được khẳng định và nâng cao.

Công tác vận động, xã hội hóa nguồn lực được chú trọng triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả tốt. Hội đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận trong nước và quốc tế, góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại. Hội đã chủ động tham gia đề xuất xây dựng, tư vấn, phản biện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng ghi nhận và biểu dương cán bộ Hội các cấp từ Trung ương tới cơ sở, với tinh thần trách nhiệm, nghĩa tình đồng chí, đồng bào sâu sắc, đã thực hiện rất trách nhiệm các nhiệm vụ và hoạt động hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam. Thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội “hãy cùng nhau chung tay chia sẻ với nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam”, làm hết sức mình để người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và nạn nhân chất độc da cam được hưởng đầy đủ chính sách của Đảng, Nhà nước. Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện để Hội hoàn thành nhiệm vụ./.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm