| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng đối thoại với nông dân nhằm tháo gỡ khó khăn trong nông nghiệp

Thứ Ba 10/12/2019 , 10:03 (GMT+7)

Sáng 10/12, tại TP. Cần Thơ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP. Cần Thơ chủ trì Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân cả nước.

Thủ tướng đối thoại với bà con nông dân. 

Đây là lần thứ hai người đứng đầu Chính phủ đối thoại với nông dân sau thành công của lần đầu tiên được tổ chức tại Hải Dương (tháng 4/2018).

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần này có chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản” có sự tham dự của 600 đại biểu, gồm lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các Ban Đảng, lãnh đạo các địa phương, lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp đang đồng hành cùng nhà nông.

Đặc biệt là sự có mặt của đông đảo bà con nông dân đại diện cho hàng chục triệu hộ nông dân cả nước. Theo Ban Tổ chức, hội nghị, đã có hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân cả nước được gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc qua các kênh tiếp nhận: Gửi trực tiếp qua Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, qua các chuyên gia, nhà khoa học về nông dân, nông nghiệp, nông thôn…

Hội nghị lần này có hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân cả nước được gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Các câu hỏi của bà con nông dân tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn, gồm: Tiêu thụ nông sản, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững. Nhóm câu hỏi về đất đai, môi trường, biến đổi khí hậu và vốn. Nhóm câu hỏi về nông thôn mới và các vấn đề xã hội ở nông thôn…

Ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, cho biết: Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ trao đổi trực tiếp với nông dân xoay quanh những chủ trương lớn của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời lắng nghe nông dân chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, nêu lên những khó khăn, vướng mắc của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng chào bà con nông dân tại Hội nghị. 

Theo ông Sùng, một trong những khó khăn, vướng mắc hiện nay của nông dân đó chính là vấn đề tiêu thụ nông sản ổn định, đảm bảo nông dân có lãi. Để giải quyết được vấn đề khó khăn này cần có các giải pháp tổng thể, đồng bộ và xuyên suốt.

Đó cũng chính là lý do để Trung ương Hội Nông dân Việt Nam qua tham vấn lấy chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân năm nay là tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản.

Thủ tướng tham quan gian hàng trưng bày nông sản của nông dân TP. Cần Thơ. 

Năm 2019-2020 được coi là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bản lề kết thúc giai đoạn 5 năm (2016-2021) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp. Đại hội XII đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”.

Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Với đường lối nhất quán và những chủ trương chính sách hiệu quả của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc.

Thủ tướng khuyến khích nông dân sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ để thuận lợi xuất khẩu. 

Ước tính năm 2019 cả nước thu hoạch được 43,6 triệu tấn lúa, 3,3 triệu tấn thịt heo, 1,3 triệu tấn thịt gà, sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản đạt 7,6 triệu tấn… Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD thặng dư thương mại đạt 9,5-10 tỷ USD. Cùng với đó, đời sống người nông dân cũng được nâng lên, nhiều gia đình đã thoát nghèo bền vững, bắt đầu xuất hiện nhiều “tỷ phú nông dân” với những điển hình tiêu biểu về sản xuất giỏi.

Thủ tướng ấn tượng với sản phẩm bưởi tạo hình thỏi vàng của nông dân Cần Thơ phục vụ thị trường tết năm nay. 

Bên cạnh những thành tích đạt được, năm 2019 cũng được coi là năm rất khó khăn của ngành nông nghiệp do tác động bởi thiên tai, tình trạng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Đặc biệt là biến động về thị trường toàn cầu do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu nông lâm thủy sản nước ta.

Xem thêm
Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.