Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài 1] Hồi sinh vùng đất sa mạc hóa

Quỳnh Chi - Thứ Hai, 24/06/2024 , 16:45 (GMT+7)

Nông dân ở vùng sa mạc hóa của Ấn Độ chuyển đổi mô hình canh tác bền vững nhằm phục hồi những vùng đất khô cằn, gia tăng lợi nhuận.

Áp dụng các phương pháp nông nghiệp tái tạo, nông lâm kết hợp và canh tác tự nhiên giúp nông dân Ấn Độ tăng năng suất và thu nhập. Ảnh minh họa.

Năm 2007, trang trại trồng lạc của P. Ramesh, khi đó 22 tuổi, bị thua lỗ nặng. Cũng giống như nhiều nông dân khác ở Ấn Độ, Ramesh đã sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu và phân bón trên diện tích 2,4ha của mình tại quận Anantapur, miền nam Ấn Độ. Ở khu vực khô hạn này, lượng mưa hàng năm ít hơn 600mm nên trồng trọt đối mặt với thách thức lớn.

Ramesh chia sẻ: “Tôi đã mất rất nhiều tiền khi trồng lạc bằng phương pháp canh tác hóa học”. Các hóa chất đắt đỏ khiến năng suất ruộng nhà anh thấp. Anh nhận ra, nếu muốn làm giàu thì phải thay đổi thực hành canh tác.

Đến năm 2017, anh quyết định từ bỏ việc sử dụng hóa chất. Ramesh nói: “Kể từ khi áp dụng các phương pháp nông nghiệp tái tạo như nông lâm kết hợp và canh tác thuận tự nhiên, cả năng suất và thu nhập của tôi đều tăng lên”.

Phương pháp canh tác thuận tự nhiên nhấn mạnh việc thay thế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bằng các chất hữu cơ tăng dinh dưỡng cho đất. Ảnh minh họa.

Mô hình nông lâm kết hợp bao gồm việc trồng các cây thân gỗ lâu năm như cây, cây bụi, cọ, tre và cây nông nghiệp cùng nhau. Bên cạnh đó, phương pháp canh tác thuận tự nhiên nhấn mạnh việc thay thế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bằng các chất hữu cơ như phân bò, đường thốt nốt để tăng dinh dưỡng cho đất. Ramesh cũng đa dạng hóa cây trồng của mình, từ ban đầu chỉ có lạc và một số cà chua, giờ đây anh đã thêm đu đủ, kê, đậu bắp, cà tím và nhiều loại cây khác.

Với sự hỗ trợ từ Trung tâm Sinh thái Accion Fraterna, một tổ chức phi lợi nhuận ở Anantapur chuyên giúp đỡ nông dân chuyển đổi canh tác bền vững, Ramesh đã tăng lợi nhuận đủ để mua thêm đất, mở rộng diện tích trang trại lên khoảng 4ha. 

Giống như hàng nghìn nông dân khác đang thực hành canh tác tái tạo trên khắp Ấn Độ, Ramesh đã tìm cách nuôi dưỡng, hồi sinh vùng đất từng cạn kiệt dinh dưỡng. Cùng với đó, những cây trồng mới của anh giúp loại bỏ carbon khỏi khí quyển, góp phần quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon của Ấn Độ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tiềm năng cô lập carbon của nông lâm kết hợp cao hơn tới 34% so với các hình thức nông nghiệp tiêu chuẩn.

Ở miền Tây Ấn Độ, cách Anantapur hơn 1.000km, tại làng Dhundi ở Gujarat, Pravinbhai Parmar, 36 tuổi, đang nâng cấp trang trại trồng lúa của mình để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bằng cách lắp đặt các tấm pin mặt trời, anh không còn phải sử dụng dầu diesel để vận hành máy bơm nước ngầm nữa. Thêm vào đó, anh chỉ bơm lượng nước cần thiết và có thể bán lượng điện không sử dụng cho Nhà nước, gia tăng thu nhập.

Theo một báo cáo năm 2020 trên tạp chí Quản lý Carbon, nếu tất cả nông dân như Parmar chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời, thì lượng khí thải carbon của Ấn Độ, hiện ở mức 2,88 tỷ tấn/năm, có thể giảm từ 45 triệu đến 62 triệu tấn mỗi năm. Hiện tại, cả nước chỉ có khoảng 250.000 máy bơm tưới tiêu bằng năng lượng mặt trời trong tổng số khoảng 20 đến 25 triệu máy bơm nước ngầm (lượng máy bơi bằng năng lượng mặt trời chiếm xấp xỉ 1%).

Máy bơm nước sử dụng năng lượng mặt trời giúp nông dân giảm chi phí tưới tiêu, nâng cao thu nhập. Ảnh minh họa.

Đối với một quốc gia phải cung cấp lương thực cho dân số sắp trở thành lớn nhất thế giới, “mục tiêu kép” vừa sản xuất nông sản, vừa cố gắng giảm lượng khí thải nhà kính từ hoạt động nông nghiệp là một thách thức không nhỏ. Hiện nay, nông nghiệp và chăn nuôi chiếm 14% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia của Ấn Độ. Khi cộng thêm lượng điện mà ngành nông nghiệp sử dụng, con số này tăng lên tới 22%.

Ramesh và Parmar là thành viên của một nhóm nông dân nhỏ nhưng đang dần lớn mạnh, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ Ấn Độ và phi chính phủ để thay đổi thực hành canh tác.

Mặc dù còn chặng đường dài để tiếp cận được khoảng 146 triệu nông dân khác đang canh tác trên tổng 160 triệu ha đất canh tác ở Ấn Độ, những câu chuyện thành công của những người nông dân này là bằng chứng cho thấy một trong những lĩnh vực phát thải lớn nhất của Ấn Độ có thể thay đổi vì tương lai xanh, bền vững.

Quỳnh Chi
Tin khác
Chuyên gia Thái Lan phân tích xu hướng của thị trường sầu riêng tại Trung Quốc
Chuyên gia Thái Lan phân tích xu hướng của thị trường sầu riêng tại Trung Quốc

Trung Quốc quan tâm đến việc xử lý lượng chất thải sinh học khổng lồ từ vỏ sầu riêng và yêu cầu các nhà xuất khẩu có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Olam Agri: Thế giới sắp đối mặt với 'cuộc chiến lương thực'
Olam Agri: Thế giới sắp đối mặt với 'cuộc chiến lương thực'

Olam Agri, một trong những nhà buôn nông sản lớn nhất toàn cầu, cho rằng thế giới sắp đối mặt với 'cuộc chiến lương thực' trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang.

Đan Mạch đánh thuế carbon với ngành chăn nuôi từ năm 2030
Đan Mạch đánh thuế carbon với ngành chăn nuôi từ năm 2030

Bộ trưởng Thuế Đan Mạch Jeppe Bruus tuyên bố nước này đang chuẩn bị áp thuế phát thải khí nhà kính từ gia súc bắt đầu từ năm 2030.

Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài cuối] Năng lượng mặt trời giúp gia tăng giá trị cây trồng
Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài cuối] Năng lượng mặt trời giúp gia tăng giá trị cây trồng

Nhờ sử dụng năng lượng mặt trời trong tưới tiêu, nông dân Ấn Độ tiết kiệm kinh phí vận hành máy bơm, kiếm được tiền khi bán năng lượng điện sạch cho Nhà nước.

Thái Lan đưa ra cảnh báo về 'sầu riêng Hải Nam' của Trung Quốc
Thái Lan đưa ra cảnh báo về 'sầu riêng Hải Nam' của Trung Quốc

Giới chức Thái Lan cảnh báo các nhà xuất khẩu sầu riêng không nên tự mãn vì Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào thị trường 'sầu riêng Hải Nam' với giá khoảng 420.000 đồng/kg.

Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon

Những bí ẩn về loại đất được mệnh danh là ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon được các nhà khoa học hé lộ và những tranh cãi chưa có hồi kết.

EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal
EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal

EC đã đưa ra cảnh báo ‘thẻ vàng’ với Senegal, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của nước này là tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống khai thác IUU.

Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia
Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia

Ở Indonesia, đội ngũ nữ kiểm lâm không ngại khó khăn, ngày đêm giữ rừng, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người dân trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng bền vững.

Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời
Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời

Trong bối cảnh mặt hàng sầu riêng phát triển nhanh chóng, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú và một công ty Thái Lan sắp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc
Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack hôm 12/6 cho biết 24 đơn vị đang phát triển vacxin cúm gia cầm cho gia súc trong bối cảnh virus lây lan rộng ở bò sữa.

New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp
New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp

New Zealand hôm 11/6 đã tuyên bố loại bỏ lĩnh vực nông nghiệp khỏi kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho nông dân.